Những con đường ngoại ô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Pleiku nhỏ như lòng bàn tay. Những du khách đặt chân đến Phố núi sau tầm một giờ đồng hồ vòng vèo khám phá nội thành đều “chốt sổ” lại như vậy, như câu thơ của Vũ Hữu Định “đi dăm phút đã về chốn cũ”.
Quả thật là Pleiku không rộng, lại nhấp nhô lên xuống theo những cung đường. Sự nhấp nhô này tạo cho Pleiku dáng vẻ trữ tình. Đặc biệt, khi phố lên đèn, những xuống lên theo địa hình vô hình trung đã tạc vào đêm những đoạn tầng nhấp nháy lung linh theo ánh đèn màu. Vì vậy, phố đêm đã phần nào neo vào lòng người sự duyên dáng, nên thơ.
Đó là nét đẹp dịu dàng trong lòng Pleiku nhỏ. Để khám phá một vùng đất mới, đâu chỉ dừng lại ở nhộn nhịp phố phường. Pleiku không là ngoại lệ. Những con đường ngoại ô cũng rất đằm thắm như lời dẫn dụ. Mà hầu như ngả đường nào cũng dẫn đến những chốn hẹn hò với thiên nhiên thật hấp dẫn. Dễ dàng nhận thấy một nét chung của các ngả đường là vào mùa khô thì rờm rợp dã quỳ vàng. Đến mùa xuyến chi, bạt ngàn hai bên đường là những bông hoa tí ti cánh trắng. Mùa cao su rụng lá, những cành cây khẳng khiu vươn mình trong nắng gió cao nguyên cũng thu hút được bao bạn trẻ tìm đến để lưu lại khoảnh khắc trong album của mình. Những nẻo đường hầu như hướng nào cũng đưa ta đến những con thác, nét đặc trưng không thể thiếu của vùng rừng núi. Gần thì có thể nghĩ đến thác Phú Cường, Ba tầng, Công chúa, Xung Khoeng, Lệ Kim, Chín tầng; xa hơn là thác Đak Rong, thác 50, thác 95… Đây là những điểm đến lý tưởng cho ai lỡ đem lòng say đắm với thiên nhiên rừng núi. Bởi đa phần những con thác ở đây vẫn giữ được sự hoang sơ vốn có, chưa bị can thiệp bởi bàn tay con người.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Những con đường ngoại ô đâu chỉ dẫn đến với thiên nhiên mà còn đưa ta về buôn làng, nương rẫy, về cuộc sống còn mang dáng dấp quê kiểng của người dân ở ngoại thành. Mỗi cung đường về làng đều gợi đến một cuộc sống yên bình. Đó là cái yên bình tĩnh lặng khi được đi giữa bạt ngàn cà phê trổ bông trắng muốt với hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết. Hoặc sự hân hoan thích thú khi cây kết trái chín đỏ cành hứa hẹn mùa bội thu. Những con đường dẫn về thung xa bươn qua bình nguyên bằng phẳng dưới chân đồi mát mắt màu xanh lúa mới đương thời con gái phả hương đồng ruộng. Cũng thật dịu mắt khi mùa về nắng vàng mật ong trên thảm lúa chín cúi đầu đung đưa theo gió. Mùi lúa chín là mùi của hồn cốt quê hương.
Ngoại ô Pleiku còn là cả những cánh đồng hoa màu xanh mướt mắt. Màu xanh mỡ màng rập rờn của lớp lớp lá non giữa nền đất đỏ bazan khiến lòng người dịu dàng quá đỗi. Những trảng xanh đỏ, tím, vàng đan xen của rau màu đang chờ thu hoạch gợi lên nét lấp lánh trong ánh mắt, nụ cười của người nông dân chân lấm tay bùn. Công việc nhà nông luôn tay luôn chân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời còn điều gì trông chờ hơn những thành quả của tháng ngày vun bón tưới tắm. Chiều ngoại ô gió mát, nếu có dịp đi ngang những thửa rau này, chắc ai cũng ao ước về mảnh vườn ở phố, để có thể tự tay gieo hạt tưới cây đợi ngày mơn mởn non tơ. Đêm ngoại ô rười rượi ánh vàng giữa mênh mang bát ngát đồng bãi, sẽ khó mà kìm lòng trước sự bình yên thôn dã. Để rồi lại có những giấc mơ về một căn nhà nhỏ giữa khoảng vườn đầy cây trái hoa màu.
Lối về ngoại ô đôi khi là những con đường bụi đỏ mịt mờ dẫn về làng của người bản địa. Chiều buông, trẻ con cõng nhau ra đứng ngó nghiêng cười đùa làm rộn vui cả một khoảnh đất rộng rãi ven đường. Vẫn còn đâu đó sót lại hình ảnh những người đàn bà Jrai, Bahnar gùi những bầu nước từ giọt về nhà. Dẫu biết bây giờ hình ảnh đó rất hiếm hoi khi điện đã kéo về từng làng xã xa xôi, nước cũng dẫn về tận đầu làng cuối ngõ. Bởi vậy, bất chợt gặp hình ảnh này, người nuối hoài quá khứ vẫn thấy lòng dâng lên một niềm vui, xen lẫn thoáng buồn tiếc mơ hồ.
Những con đường ngoại ô cũng đẹp đẽ gọi mời dẫu mang dáng vẻ không như đường phố. Chẳng ánh đèn màu sặc sỡ, có những con đường tối mịt tối mờ. Có những con đường đơn sắc ánh điện mờ mờ trong đêm vắng gợi lên sự cô độc đến ngại ngùng. Nhưng khi ánh sáng đầu ngày ùa đến, trên những cung đường lại rộn rã tiếng xe. Mỗi chuyến xe chở bao điều lo toan thường nhật. Và những vòng xe bon bon ấy lại lăn đến nơi cuộc sống con người hiện hữu, giữa bạt ngàn cây xanh và nắng gió cao nguyên.
NGÔ THANH VÂN

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.