Thác nước giữa đại ngàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nằm giữa đại ngàn trùng điệp, thác Đê Kôn tung bọt trắng xóa, tiếng nước chảy rì rầm như bản hòa tấu, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ. Đây là một trong những con thác hiếm có ở xã Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) còn giữ được vẻ nguyên sơ, khơi gợi sự tò mò khám phá của du khách.
Du khách khám phá thác Đê Kôn (xã Hà Ra, huyện Mang Yang). Ảnh: Hà Phương
Du khách khám phá thác Đê Kôn (xã Hà Ra, huyện Mang Yang). Ảnh: Hà Phương
Cách làng Đê Kôn khoảng 1,5 km, thác Đê Kôn uốn mình quanh những triền đồi từ trên cao đổ xuống. Dòng nước trong vắt và mát lạnh chảy tràn trên những tảng đá khiến khung cảnh nơi đây vô cùng lãng mạn. Giữa vùng đồi núi rợp bóng cây xanh, rộn ràng tiếng chim rừng lảnh lót, hơi nước mát lạnh tỏa lên từ thác Đê Kôn vương vất trên những khuôn mặt háo hức của du khách khi đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của ngọn thác này.
Ông Krưn-Trưởng thôn Đê Kôn-cho biết: “Con thác này được người dân địa phương gọi là thác Hră Hueh. Nơi đây có khí hậu trong lành, mát mẻ. Nhiều du khách đến đây vào những ngày nghỉ cuối tuần”.
Càng lên cao, thác Đê Kôn càng đẹp với vô số những tảng đá rêu phủ xanh mờ. Về phía hạ lưu, dòng nước trong xanh, mát lạnh len lỏi giữa lèn đá tạo nên những bể bơi tự nhiên, hiền hòa. Mỗi bậc thác lại có vẻ đẹp riêng, nơi du khách có thể nằm phơi nắng trên những tảng đá, rồi ngâm mình trong dòng nước mát lạnh. Không gian nơi đây còn được tô điểm bởi rừng cây nguyên sinh, bóng tre, vô số thân cây leo... Anh Dui-người làng Đê Kôn-cho biết: “Thác này có loài ốc đá, cá suối rất ngon. Người dân đi làm rẫy về thường xuống tắm và bắt cá, ốc về làm thức ăn”.
Ông Trần Thanh Tuấn-Chủ tịch UBND xã Hà Ra-thông tin: “Chúng tôi vừa tổ chức khảo sát, đánh giá để đưa thác Đê Kôn vào quy hoạch phát triển du lịch trong thời gian đến. Do chưa được quy hoạch nên thắng cảnh này chưa được đầu tư đúng mức, đường vào chưa có, chỉ là lối mòn. Xã cũng xây dựng kế hoạch bảo vệ và tuyên truyền người dân không được xâm hại cảnh quan”.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, đợt thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn và hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 100 cán bộ, hội viên phụ nữ của 2 xã Ia Piar và Ia Peng (huyện Phú Thiện).

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.