Tết của những người giữ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tết Nguyên đán là dịp để mọi người được nghỉ ngơi sum vầy bên gia đình. Song cán bộ, nhân viên thuộc các Ban Quản lý rừng phòng hộ của tỉnh Gia Lai vẫn ngày đêm tuần tra, canh gác giữ rừng.

Những ngày giáp Tết, tôi có dịp đi cùng đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai đến chúc Tết, tặng quà cho cán bộ, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn 2 huyện Phú Thiện và Ia Pa.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh tặng quà Tết cho cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Tut. Ảnh: Đinh Yến
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh tặng quà Tết cho cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Tul (huyện Ia Pa). Ảnh: Đinh Yến


Tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Tul (huyện Ia Pa), không khí đón Tết thật ấm áp. Phó Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Tul Lê Đức Danh chia sẻ: “Tết là dịp mọi người sum vầy bên gia đình, người thân, còn chúng tôi lại “ngược rừng” để giữ “lá phổi xanh” cho đại ngàn”.

Ông Danh cho hay: 12 năm trong nghề, chưa năm nào ông có một cái Tết trọn vẹn bên gia đình, người thân. Việc trực Tết, đón xuân giữa rừng dường như đã thành thông lệ. Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Tul có 27 cán bộ, nhân viên, thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 20.000 ha rừng và đất rừng đặc dụng.

“Phần lớn rừng Ia Tul là rừng khộp, nhiều loài động vật rừng trú ngụ nên luôn bị lâm tặc rình rập. Vào dịp lễ, Tết, các đối tượng xấu thường lợi dụng sự thiếu cảnh giác của lực lượng bảo vệ rừng để săn bắt động vật, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Theo đó, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, bố trí đủ lực lượng thường trực 24/24 giờ trước, trong và sau Tết Nguyên đán để tuần tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, cũng như sẵn sàng ứng phó các tình huống khẩn cấp xảy ra”-ông Danh cho biết.

 Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn Nông nghiệp-PTNT tỉnh tặng quà Tết cho cán bộ, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư A Thai- Ảnh: Đinh Yến
Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT tặng quà Tết cho cán bộ, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư A Thai (huyện Phú Thiện). Ảnh: Đinh Yến


Rời Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Tul, đoàn đến thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư A Thai (huyện Phú Thiện). Ông Siu Khem-Phó Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Chư A Thai-thông tin: Ban có 17 cán bộ, nhân viên, bảo vệ gần 20.000 ha rừng. Ngày Tết, Ban chia làm 2 ca trực, mỗi ca có 2 nhân viên cùng với 2 hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng. “Riêng tôi trực từ sáng ngày 29 Tết đến 12 giờ ngày mùng 2 Tết. Cũng như mọi nhà, lúc Giao thừa, chúng tôi sẽ làm con gà cúng Thổ công, mong 1 năm mới anh em ở Ban luôn đoàn kết, có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao”-ông Khem trải lòng.

14 năm gắn bó với công việc giữ rừng cũng là chừng ấy thời gian anh Nay Han-cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư A Thai chưa có cái Tết trọn vẹn bên gia đình. Anh Han kể: “Công việc giữ rừng vô cùng vất vả, gian nan bởi lâm tặc rất manh động, chúng sẵn sàng dùng hung khí chống trả lực lượng chức năng. Có nhiều vụ, khi phát hiện có đối tượng vận chuyển gỗ từ trong rừng ra, chúng tôi truy đuổi thì bị chúng chống trả quyết liệt. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, sau gần 2 giờ, chúng tôi đã khống chế được các đối tượng đưa về trạm để xử lý”.

Trao đổi cùng P.V, ông Trần Xuân Thạch-Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Dịp Tết là thời điểm Tây Nguyên bước vào mùa khô. Các đối tượng xấu thường lợi dụng thời điểm này để thực hiện hành vi khai thác lâm sản trái phép. Do vậy, đây là cao điểm của công tác đấu tranh, ngăn chặn phá rừng và trực phòng-chống cháy rừng. Vì lẽ đó, những người làm nhiệm vụ giữ rừng thường không có được cái Tết trọn vẹn bên gia đình.

“Với phương châm không để đoàn viên, người lao động nào không có Tết, 3 năm nay, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức chương trình Tết sum vầy tại các Ban quản lý rừng phòng hộ trong tỉnh. Đây là việc làm ý nghĩa, nhằm động viên, chia sẻ và tiếp thêm động lực để lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng vượt qua khó khăn, quyết tâm giữ “lá phổi xanh”-ông Thạch nói.

ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null