Tàu Hải quân Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng biển của Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chiều 6-6, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên nêu câu hỏi về việc tàu khảo sát Hải Dương 26 của Hải quân Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng biển của Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ: Liên quan đến việc tàu khảo sát Hải Dương 26 của Hải quân Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng biển của Việt Nam, phía Việt Nam đã giao thiệp nhiều lần với phía Trung Quốc về vụ việc này.

"Việt Nam hết sức quan ngại, kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt hoạt động khảo sát trái phép của tàu Hải Dương 26 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và không tái diễn các hoạt động trái phép tương tự"- bà Hằng nêu rõ.

Đồng thời, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, tuân thủ UNCLOS 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc thực hiện nghiêm túc nhận thức của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc kiểm soát, giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển, duy trì đà phát triển quan hệ song phương, đóng góp tích cực trách nhiệm cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Có thể bạn quan tâm

Tiếp thêm động lực để chiến sĩ mới thi đua hoàn thành nhiệm vụ

Tiếp thêm động lực để chiến sĩ mới thi đua hoàn thành nhiệm vụ

(GLO)- Thăm hỏi, động viên chiến sĩ mới tại các đơn vị huấn luyện là hoạt động thường niên của nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai. Qua đó góp phần thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, giúp chiến sĩ có thêm động lực trong học tập, huấn luyện và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

NATO tập trận lớn, đề phòng xung đột với Nga

NATO tập trận lớn, đề phòng xung đột với Nga

(GLO)- Ngày 5/6, NATO bắt đầu cuộc tập trận lớn nhất vùng Baltic với sự tham gia của 50 tàu chiến, 85 máy bay các loại và 12.000 binh sĩ đến từ 19 quốc gia thành viên, bao gồm Ba Lan và Thụy Điển, nước tham gia lần đầu tiên kể từ khi gia nhập liên minh quân sự vào tháng 3/2024.