Việt Nam bác bỏ tất cả các yêu sách vô căn cứ ở Biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã đưa ra tuyên bố trên khi được đề nghị bình luận về phát biểu gần đây của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân và tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines về vấn đề Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ảnh: BNG

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ảnh: BNG

Ông Uông Văn Bân trong cuộc họp báo hôm 14/3 ở Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc "có quyền lịch sử" trên Biển Đông, khi bình luận về phát ngôn của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos liên quan đến yêu sách "đường đứt đoạn" Bắc Kinh đơn phương vẽ ra.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Manila "xuyên tạc" quan điểm của Bắc Kinh và sử dụng vấn đề Biển Đông để "lôi kéo cường quốc bên ngoài nhằm gây mất ổn định, đe dọa hòa bình khu vực".

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Philiipines ngày 17/3 ra tuyên bố cho rằng nước này có chủ quyền từ lâu và đã thực thi kiểm soát hành chính trên các thực thể trong Biển Đông, trong đó có bãi cạn Scarborough cùng một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa.

Kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách ở Biển Đông "trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam" được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, bà Phạm Thu Hằng đồng thời kêu gọi các quốc gia liên quan thực sự tôn trọng và tuân thủ các quy định của UNCLOS 1982, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và tìm kiếm các giải pháp cơ bản, lâu dài ở Biển Đông.

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc gần đây gia tăng ở Biển Đông, với nhiều vụ đối đầu, va chạm giữa tàu công vụ của hai nước.

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường 19-5, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 17 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.

Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm vận động người dân chung tay thực hiện mô hình “Đường cờ Tổ quốc”. Ảnh: V.C

Ia Pa nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa phong trào bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

(GLO)- Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Đồn Biên phòng Ia Mơ luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) triển khai nhiều hoạt động củng cố, phát huy thế trận lòng dân ở khu vực biên giới.