Tàu chiến Mỹ áp sát thực thể lớn nhất Trung Quốc xây trái phép ở Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sự việc xảy ra giữa lúc Trung Quốc đang bận tâm đối phó với virus corona chủng mới. Có thời điểm USS Montgomery chỉ cách đá Chữ Thập 8,5 hải lý trước khi đi ngang đá Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
 
Tàu chiến đấu ven bờ USS Gabrielle Giffords (bên dưới) và USS Montgomery di chuyển trên Biển Đông ngày 28-1 - Ảnh: US NAVY
Sự việc xảy ra hôm 27-1 và được tiết lộ vào ngày hôm qua 29-1 bởi một trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc).
Tàu chiến đấu ven bờ USS Montgomery đã xuất phát từ cảng Changi của Singapore và hướng thẳng tới các thực thể bị Trung Quốc chiếm trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Dữ liệu thu được từ hệ thống nhận diện tự động cho thấy tàu chiến Mỹ đá áp sát đá Chữ Thập - thực thể nhân tạo lớn nhất Trung Quốc xây trái phép ở Trường Sa. Có thời điểm con tàu chỉ cách tiền đồn quân sự này khoảng 8,5 hải lý.
USS Montgomery sau đó đi ngang qua đá Gạc Ma nhưng đột ngột tắt hệ thống nhận diện. Cả hai thực thể này đều thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng và kiểm soát bất hợp pháp.
Việc USS Montgomery đột ngột tắt tín hiệu khi đi ngang qua Gạc Ma, theo suy đoán của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, là dấu hiệu cho thấy tàu chiến Mỹ rất có thể đã tiến hành "các hoạt động khiêu khích phức tạp" trên thực địa.
Hôm 28-1, quân đội Trung Quốc xác nhận tàu chiến Mỹ đã đi vào vùng nước xung quanh các thực thể Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông nhưng không nói rõ ở khoảng cách bao xa.
Một người phát ngôn của Chiến khu Nam Bộ Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã lập tức triển khai máy bay tuần thám để theo dõi và nhận diện tàu chiến Mỹ.
Hải quân Mỹ bắt đầu đưa tàu chiến tới Biển Đông dưới danh nghĩa đảm bảo tự do hàng hải và thách thức các yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc từ thời Tổng thống Barack Obama. Tần suất các hoạt động này trở nên dày đặc dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Theo báo South China Morning Post của Hong Kong, đây là chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải đầu tiên Mỹ tiến hành ở Biển Đông trong năm 2020.
Bảo Duy (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.