Tất cả cửa khẩu Trung-Việt ở Quảng Tây khôi phục hoạt động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sở Thương mại Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc ngày 28/2 cho biết tất cả các cửa khẩu biên giới Trung Quốc-Việt Nam ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây đã khôi phục hoạt động hoàn toàn.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Quang Duy/TTXVN)
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Quang Duy/TTXVN)
Sở Thương mại Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc, ngày 28/2 cho biết, tất cả các cửa khẩu biên giới Trung Quốc-Việt Nam ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây đã khôi phục hoạt động hoàn toàn nhờ sự kiểm soát hiệu quả dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra.
Phó Giám đốc Sở Thương mại Quảng Tây Lương Ích Quang cho biết, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, một số cửa khẩu xuyên biên giới đã bị đóng cửa trong một thời gian.
Lô tôm đầu tiên nặng 7,1 tấn từ Việt Nam đã vào Trung Quốc thông qua cửa khẩu Đông Hưng hôm 25/2. Theo hải quan thành phố Nam Ninh–thủ phủ tỉnh Quảng Tây, vào ngày 26/2, tổng khối lượng hàng hóa qua cửa khẩu Đông Hưng đạt 14.000 tấn, trị giá 620 triệu Nhân dân tệ (88,5 triệu USD), kể từ khi cửa khẩu này nối lại dịch vụ thông quan hàng hóa sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.
Quảng Tây, giáp biên giới Việt Nam, đóng vai trò là cửa ngõ vào Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ông Lương Ích Quang cho biết, các biện pháp có lợi và hiệu quả đã được tiến hành tại Quảng Tây gần đây để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh ở khu vực biên giới. Chính quyền địa phương Quảng Tây đã thảo luận với các tỉnh phía Bắc Việt Nam và thông qua một quy trình thông quan hợp lý cho thương mại xuyên biên giới.
Theo ông Lương Ích Quang, việc nối lại thương mại biên giới của tỉnh Quảng Tây với Việt Nam sẽ đảm bảo hiệu quả việc cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp hai nước, tăng nhập khẩu nông sản Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng ở Trung Quốc.
Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null