Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu mía bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Vụ ép 2016-2017 của Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) đã kết thúc vào ngày 7-5-2017. Mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức, song nhờ những chủ trương và chính sách điều chỉnh kịp thời nên vụ ép năm nay của Công ty được đánh giá là thành công về mọi mặt. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bá Chủ-Tổng Giám đốc TTCS Gia Lai về những kết quả đạt được và phương hướng trong vụ ép tới.
 

Mô hình cánh đồng mía lớn tại xã Chư Mố. Ảnh: N.D
Mô hình cánh đồng mía lớn tại xã Chư Mố. Ảnh: N.D

- Ông có thể  đánh giá sơ lược về vụ ép 2016-2017?

Ông Nguyễn Bá Chủ: Đến thời điểm này, vụ ép 2016-2017 của TTCS Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả thuận lợi: sản lượng mía ép đạt hơn 600.000 tấn mía (vượt 8% kế hoạch đề ra), sản lượng đường sản xuất đạt khoảng 62.000 tấn. Mặc dù đầu vụ ép gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài khiến mía sinh trưởng, phát triển chậm, khi vụ ép chính thức bắt đầu thì lại gặp mưa liên tục, TTCS Gia Lai phải thay đổi thời gian và vụ ép chậm hơn so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, chính sách từ Tập đoàn, sự nỗ lực của Ban Lãnh đạo và CBNV Công ty TTCS Gia Lai, vụ ép 2016-2017 đã thành công tốt đẹp.

Đặc biệt, năng suất mía năm nay bình quân đạt 60-62 tấn/ha, cao hơn so với những năm trước từ 3-4 tấn/ha, những ruộng mía trồng theo cánh đồng mía lớn đạt năng suất khá cao. Chất lượng mía năm nay cao hơn so với những năm trước với chữ đường bình quân đạt 9,5 CCS, đạt 100% kế hoạch. Năm nay, giá mía nguyên liệu được Công ty thu mua ổn định với giá cao, cùng với những chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bền vững giúp người trồng mía đạt lợi nhuận cao hơn so với các loại cây trồng khác, lợi nhuận đạt từ 20-40 triệu đồng/ha.

- TTCS Gia Lai đã có những giải pháp nào để vượt qua khó khăn về thời tiết và mía cháy trong vụ ép năm 2016-2017 thưa ông?

Ông Nguyễn Bá Chủ: Đối mặt với diễn biến phức tạp của thời tiết, TTCS Gia Lai vào vụ chậm hơn, bất lợi cho cây mía trong quá trình sinh trưởng. Trong thời gian đầu của vụ ép, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Tập đoàn Thành Thành Công (TTC), Ban Lãnh đạo TTCS Gia Lai đã đưa ra những chính sách điều chỉnh, phù hợp để hỗ trợ nông dân kịp thời như chính sách hỗ trợ trung chuyển, hỗ trợ đầu tư thiết bị tưới… Đặc biệt là công tác áp dụng cơ giới hóa, chương trình tưới hữu hiệu được triển khai mạnh mẽ, vận động nông dân áp dụng trong tất cả các mô hình cánh đồng mẫu lớn nói riêng và toàn vùng nguyên liệu nói chung, kết quả có 802 ha mía được tướ hiệu quả trong vụ ép 2016-2017. TTCS Gia Lai cũng chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn tình trạng mía cháy, tranh mua như những năm trước… góp phần giảm thiểu việc thất thoát nguyên liệu ra ngoài vùng, đảm bảo lợi ích giữa Công ty và người trồng mía. Cũng như mọi năm, trong vụ ép 2016-2017, TTCS Gia Lai tiếp tục vận động, nâng cao ý thức của nông dân về nguy cơ cháy mía trong tình trạng nắng hạn kéo dài, bằng cách thành lập các tổ tự quản phân chia theo vùng, kết hợp với chính quyền địa phương, công an xã, huyện thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đảm bảo giảm thiểu tối đa và xử lý kịp thời các đám cháy, từ đó đảm bảo mía - nguồn thu nhập của nông dân.

 

Ảnh: N.D
Ảnh: N.D

Ngoài ra, để giúp bà con nông dân thu hoạch mía nhanh, giảm thiểu được nguy cơ cháy, TTCS Gia Lai luôn duy trì hoạt động sản xuất của nhà máy một cách thuận lợi nhất,cố gắng đảm bảo tuốc bin lò hơi hoạt động đạt hệ số an toàn cao và ổn định, đạt công suất ép 6.000 tấn mía cây/ngày, thậm chí cao hơn. Nhờ đó, giảm được nhiều áp lực cho các hộ trồng mía trong vùng nguyên liệu tạo thuận lợi về mặt thời gian cho nông dân đầu tư chăm sóc, trồng mới trở lại để phục vụ cho vụ ép 2017-2018 sắp tới.

- Trong thời gian tới TTCS Gia Lai có giải pháp nào để phát triển vùng nguyên liệu mía ổn định thưa ông?

Ông Nguyễn Bá Chủ: Có thể khẳng định vụ ép 2016-2017 của TTCS Gia Lai đã đạt và vượt kế hoạch do Tập đoàn TTC đề ra cho Công ty. Kết quả này có sự đóng góp rất lớn của người trồng mía tại các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa… sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương và sự nỗ lực vượt bậc của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên của Công ty giúp TTCS Gia Lai vượt qua những khó khăn, hoàn thành mục tiêu đề ra. Để chủ động nguyên liệu cho vụ ép tới, ngay từ bây giờ TTCS Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp đầu tư đồng bộ để phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững. Trong đó, TTCS Gia Lai tập trung đầu tư thực hiện 30 cánh đồng mía lớn tại các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa với diện tích trên 277 ha để người dân liên kết sản xuất.

Bên cạnh đó, cơ giới hóa cày ngầm khoảng 1.184 ha mía đạt 118%; tưới béc cho cây mía khoảng 1.200 ha và tưới hữu hiệu 1.200 ha… cùng nhiều chính sách khuyến nông, dự án nông nghiệp, tìm kiếm giống mía bổ sung để năng cao năng suất và chất lượng mía trong vụ ép sắp tới.

- Xin cảm ơn ông!

H’Muan (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.