Tập trung chăm sóc cà phê sau thu hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Hiện nay, nông dân các huyện Chư Pah, Ia Grai, Đak Đoa, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh...  đang tích cực đầu tư, chăm sóc diện tích cà phê vừa thu hoạch nhằm giúp cây phát triển ổn định, cho năng suất cao trong vụ tới.

Ia Grai là một trong những địa phương có diện tích cà phê lớn của tỉnh với hơn 17.102 ha. Hầu hết diện tích cà phê trên địa bàn huyện đang ở thời kỳ kinh doanh. Hiện nay, bà con  đang tập trung chăm sóc và khôi phục lại vườn cà phê của gia đình sau thu hoạch. Anh Nguyễn Bá Tài (thôn Tân An, xã Ia Sao) cho biết: “Gia đình tôi có hơn 3 ha cà phê kinh doanh, năm rồi thu được hơn 60 tấn cà phê tươi, nhưng giá lại giảm. Nếu giá ổn định như vụ trước thì đã được lời thêm hơn 100 triệu đồng. Hiện gia đình tôi đang tập trung cắt cành, chuẩn bị tưới đợt I và nhổ bỏ những cây xấu để trồng lại”.

 

Một vườn cà phê ở xã Ia Sao (huyện Ia Grai) vừa được cắt cành xong và tưới sớm. Ảnh: G.H
Một vườn cà phê ở xã Ia Sao (huyện Ia Grai) vừa được cắt cành xong và tưới sớm. Ảnh: G.H

Ông Đào Lân Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai, cho biết: “Việc hướng dẫn người dân chăm sóc cà phê được ngành chức năng triển khai thường xuyên. Năm qua, chúng tôi tổ chức 10 lớp tập huấn chăm sóc cà phê và tuyên truyền người dân chủ động tái canh tại các vùng chuyên canh cây cà phê như xã Ia Sao, Ia Yok, Ia Bă, Ia Hrung, Ia Dêr... Hiện tại, sau khi cắt cành tạo tán, bà con sẽ tưới nước cho cây. Các xã phía Tây của huyện đã bắt đầu tưới nước đợt I cho cây cà phê. Nhìn chung, lượng nước năm nay tại các ao, hồ, đập và các suối bằng với trung bình nhiều năm, chắc chắn đủ tưới cho đợt I và đợt II. Ngoài ra, để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê, năm nay, chúng tôi tiếp tục tái canh khoảng 550 ha”.

Tại huyện Đak Đoa, địa phương có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh với hơn 27.496 ha, nông dân và cơ quan chuyên môn cũng đang triển khai các biện pháp nhằm giúp loại cây trồng này phát triển ổn định, tăng năng suất, chất lượng. Ông Lê Tấn Hùng-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cho biết, đặc điểm của cây cà phê là sau mỗi vụ thu hoạch phải cắt tỉa cành chết, cành sâu bệnh và tạo tán lại cho cây. Việc tạo tán giúp cây cà phê loại bỏ những cành không còn khả năng ra quả và giúp phát triển những cành chồi mới khỏe hơn để cho năng suất cao trong những vụ tới. Do đó, khâu cắt cành, tạo tán tương đối quan trọng đối với việc duy trì ổn định năng suất cây cà phê.

Sau đó, khâu tưới nước đúng thời điểm sẽ giúp cây ra hoa, đậu quả. Qua công tác kiểm tra các công trình thủy lợi, ao hồ, suối cho thấy, lượng nước năm nay cao hơn mọi năm, khả năng đáp ứng đủ nước tưới cho các loại cây trồng. “Cà phê là cây trồng chủ lực của huyện nên hàng năm, chúng tôi đều tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về việc chăm sóc và phát triển bền vững. Kế hoạch của huyện năm 2018 là tiếp tục tái canh khoảng 200 ha cà phê. Hiện chúng tôi đang cho người dân đăng ký diện tích và hợp đồng với đơn vị cung ứng giống để cấp cho người dân tái canh”-ông Hùng cho hay. 

Gia Hưng

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.