Tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho tình nguyện viên cộng đồng: Thiết thực, ý nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ đầu năm đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai đã tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho gần 200 tình nguyện viên CTĐ và cộng đồng. Các lớp tập huấn đã trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp các tình nguyện viên áp dụng hiệu quả vào việc cứu giúp người gặp tai nạn.

Ông Cao Xuân Nam-Phó Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh-thông tin: Sơ cấp cứu là hành động can thiệp, trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn do thương tích hoặc do bệnh lý cấp tính ngay tại hiện trường trước khi có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Sơ cấp cứu đúng cách có thể giúp cứu sống nạn nhân, ngăn không để tình trạng sức khỏe của nạn nhân xấu đi, hạn chế biến chứng, di chứng do tổn thương.

Qua tập huấn, các tình nguyện có thêm kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho người bị nạn. Ảnh: N.N

Qua tập huấn, các tình nguyện có thêm kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho người bị nạn. Ảnh: N.N

“Từ đầu năm đến nay, Hội CTĐ tỉnh phối hợp với các huyện, thị xã: Chư Sê, Mang Yang, An Khê, Ayun Pa đã tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu. Chúng tôi tập trung hướng dẫn về nguyên tắc cơ bản trong sơ cấp cứu tai nạn thương tích; kỹ thuật di chuyển nạn nhân khẩn cấp; sơ cứu dị vật tắc đường thở; sơ cứu ngừng thở, ngừng tim; sơ cứu chảy máu-sốc; sơ cứu các vết thương phần mềm, băng bó vết thương; sơ cứu gãy xương; kỹ thuật vận chuyển nạn nhân an toàn; sơ cứu bỏng; sơ cứu điện giật và sơ cứu đuối nước”-ông Nam cho biết.

Theo Phó Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, việc tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân và là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của Hội. Những năm qua, Hội thường tổ chức từ 1 đến 2 lớp tập huấn về sơ cấp cứu. Năm 2023, Hội triển khai rộng và tổ chức nhiều lớp tập huấn với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu cho cộng đồng.

Giữa tháng 8-2023, Hội CTĐ tỉnh tổ chức lớp tập huấn kiến thức an toàn giao thông và kỹ năng sơ cấp cứu cho 60 cán bộ, tình nguyện viên Hội CTĐ 12 xã, thị trấn của huyện Mang Yang. Ngoài được tập huấn công tác xây dựng tổ chức Hội, tuyên truyền, vận động và tham gia hiến máu tình nguyện, cán bộ và tình nguyện viên còn được tập huấn kiến thức về an toàn giao thông, kỹ năng sơ cấp cứu.

Ông Trần Tuấn Tú-Chủ tịch Hội CTĐ xã Đak Ta Ley-chia sẻ: “Qua tập huấn, tôi được tiếp thu các kiến thức, kỹ năng để sẵn sàng hỗ trợ, sơ cứu ban đầu cho người bị nạn, qua đó giảm thiểu hậu quả do tai nạn thương tích trong cộng đồng. Không ít tình huống tai nạn nếu những người xung quanh có kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu có thể giúp nạn nhân giảm nhẹ thương tật. Tại xã Đak Ta Ley, nhiều người dân làm rẫy xa cơ sở y tế hoặc sinh sống ở vùng sâu, vùng xa. Nếu có kiến thức sơ cấp cứu thì khi tai nạn xảy ra họ có thể kịp thời cấp cứu ban đầu trước khi đến cơ sở y tế”.

Còn ông Ngô Gia Lĩnh-Chủ tịch Hội CTĐ huyện Mang Yang thì cho hay: Hàng năm, Hội CTĐ huyện đều phối hợp tổ chức tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu nhằm giúp tình nguyện viên có kiến thức, kỹ năng xử lý cấp cứu ban đầu các trường hợp tai nạn xảy ra. Hiện toàn huyện có khoảng 190 tình nguyện viên CTĐ và hầu hết đều được trang bị kỹ năng sơ cấp cứu. Không chỉ vận dụng cứu người, họ còn phổ biến lại kiến thức này cho cộng đồng giúp mọi người có thêm hiểu biết, kỹ năng cần thiết.

Mới đây, 30 tình nguyện viên CTĐ thị xã Ayun Pa cũng được tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cộng đồng. Ông Huỳnh Đình Hưng-Chủ tịch Hội CTĐ thị xã Ayun Pa-đánh giá: Qua tập huấn, các tình nguyện viên biết cách sơ cấp cứu ban đầu như biết cách cầm máu, hà hơi thổi ngạt, ép lồng ngực người đuối nước, xử lý đẩy dị vật ra khỏi đường thở của trẻ em, người già… bảo đảm hoạt động sơ cấp cứu đạt hiệu quả, an toàn cho người bị nạn.

Toàn tỉnh có 262 đội tình nguyện viên với trên 1.600 người tham gia. Theo Phó Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, thời gian tới, cùng với việc tiếp tục mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, Hội CTĐ tỉnh chú trọng cung cấp kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho cán bộ, tình nguyện viên góp phần nâng cao hiệu quả công tác Hội và công tác tình nguyện vì cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.