Xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số:

Tăng thu nhập, giảm hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”, đến nay, một số địa phương đang gặp khó trong thực hiện tiêu chí thu nhập, hộ nghèo.

Ít làng đạt chuẩn NTM

Năm 2020, thị xã An Khê được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đồng thời, giai đoạn 2018-2022, UBND thị xã đăng ký phấn đấu 4 làng đạt chuẩn NTM theo Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, gồm: Pơ Nang, Nhoi, Hòa Bình (xã Tú An) và làng Pốt (xã Song An). Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có làng nào được công nhận đạt chuẩn NTM.

Cụ thể, làng Pơ Nang còn tiêu chí hộ nghèo, thu nhập; làng Hòa Bình còn tiêu chí hộ nghèo, thu nhập, giao thông, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; làng Nhoi còn tiêu chí hộ nghèo, thu nhập, giao thông. Bà Đinh Thị Pin-Trưởng thôn Pơ Nang-cho hay: Làng hiện có 63 hộ, 249 khẩu.

Cuối năm 2022, làng còn 17 hộ nghèo (chiếm 26,98%), 21 hộ cận nghèo (chiếm 33,3%), thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng/năm. “Nguyên nhân chủ yếu do phần lớn hộ dân sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đồi dốc, thiếu kiến thức khoa học về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi… dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của làng còn cao và thu nhập bình quân của người dân thấp. Đây thực sự là những rào cản lớn để làng đạt chuẩn NTM”-bà Pin chia sẻ.

Xây dựng làng nông thôn mới góp phần mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Ảnh: Đ.T

Xây dựng làng nông thôn mới góp phần mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Ảnh: Đ.T

Theo ông Phan Vĩnh Tấn-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế thị xã An Khê: Xây dựng làng NTM góp phần đem đến diện mạo các làng có nhiều thay đổi, khởi sắc; các hoạt động văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên…

Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững; người dân còn thiếu vốn làm ăn, thiếu đất sản xuất, kiến thức khoa học về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi; chưa biết tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM, nhất là đối với tiêu chí giao thông và môi trường; việc liên kết sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ nông sản, thu nhập của người dân cũng như định hướng đầu tư vào sản xuất.

Giai đoạn 2018-2022, huyện Đak Pơ cũng có kế hoạch xây dựng 5 làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số, gồm: Groi (xã Ya Hội), Jun, Bung Bang-Hven (xã Yang Bắc), Kuk Kôn (xã An Thành) và Đê Chơ Gang (xã Phú An). Tổng kinh phí đã huy động thực hiện xây dựng làng NTM hơn 11,3 tỷ đồng.

Đến nay, chỉ mới có làng Jun được công nhận đạt chuẩn làng NTM năm 2019; Groi đạt 14/19 tiêu chí; Bung Bang-Hven 15/19 tiêu chí; Kuk Kôn 14/19 tiêu chí; Đê Chơ Gang 13/19 tiêu chí. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Huỳnh Văn Hơn: Qua 5 năm triển khai xây dựng làng NTM, hệ thống hạ tầng nông thôn các làng đã có sự đổi thay rõ rệt, đời sống vật chất, thu nhập của người dân đã từng bước được nâng lên.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đó là tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thu nhập của người dân còn thấp. Từ thực tế này dẫn đến việc huy động các nguồn lực trong dân để đầu tư xây dựng làng NTM còn nhiều hạn chế.

Nhờ tích cực xây dựng nông thôn mới, bộ mặt làng Kdâu (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) có nhiều khởi sắc. Ảnh: Lê Nam

Nhờ tích cực xây dựng nông thôn mới, bộ mặt làng Kdâu (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) có nhiều khởi sắc. Ảnh: Lê Nam

Còn ông Trần Đình Đức-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thì cho hay: Nghị quyết của Đảng bộ, HĐND huyện và kế hoạch của UBND huyện hàng năm đều giao chỉ tiêu cho các xã xây dựng 1 làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, trong 11 làng đăng ký giai đoạn 2018-2022 thì chưa có làng nào đạt chuẩn NTM. “Trong triển khai xây dựng NTM, một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nên việc tham gia đóng góp vào các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn rất hạn chế. Nhà ở xây dựng tự phát, diện tích đất sản xuất nhỏ lẻ và không tập trung. Đặc biệt, các làng đồng bào dân tộc thiểu số hầu hết là làng vùng III, một số ở các xã vùng II, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Trong khi kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, vị trí canh tác không thuận lợi, trình độ, năng lực sản xuất còn thấp... đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành các tiêu chí”-ông Đức chia sẻ.

Tìm giải pháp nâng cao thu nhập

Để nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo của người dân thì công tác tuyên truyền, hướng dẫn giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật và triển khai nhiều mô hình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là điều kiện tiên quyết.

Theo ông Trần Thanh Cảnh-Chủ tịch UBND xã Tú An (thị xã An Khê): Khó khăn lớn nhất hiện nay của địa phương là giảm hộ nghèo và tăng thu nhập cho người dân. Trước mắt, Đảng ủy xã đã xây dựng nghị quyết, trong đó tập trung các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện, khí hậu thổ nhưỡng địa phương vào sản xuất như: cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi bò...

Làng Pông (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) về đích làng nông thôn mới. Ảnh: Lê Nam

Làng Pông (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) về đích làng nông thôn mới. Ảnh: Lê Nam

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Minh-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kông Chro-cho hay: Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, người dân trên địa bàn huyện đã nhiệt tình hưởng ứng, tự nguyện hiến đất làm đường giao thông, sẵn sàng di dời nhà cửa, tham gia ngày công để xây dựng công trình công cộng sinh hoạt, sử dụng chung cho làng. Tuy nhiên, thực tế đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, chiếm tỷ lệ 96% tổng số hộ nghèo (với 4.833 hộ/5.033 hộ).

“Hiện địa phương tổ chức rà soát đánh giá đúng thực trạng NTM tại các thôn, làng để có phương án chi tiết xây dựng khu dân cư, đưa ra giải pháp lồng ghép với các chương trình, dự án khác nhằm cân đối, bố trí các nguồn lực triển khai hiệu quả cao nhất. Đồng thời, chú trọng, khuyến khích xã hội hóa theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Tập trung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn”-ông Minh thông tin.

Còn theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ: Huyện xác định xây dựng làng NTM phải gắn với làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con để vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhất là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò chủ thể của người dân, tạo sức lan tỏa và hiệu ứng tích cực. Đặc biệt là tập trung cải thiện sinh kế và đảm bảo các điều kiện cần thiết để đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.