Ia Grai phát huy vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) được người dân huyện Ia Grai hưởng ứng mạnh mẽ, tạo sức lan tỏa lớn và mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, toàn huyện có 8 xã và 29 thôn, làng đạt chuẩn NTM.

Khi bắt tay xây dựng NTM, xã Ia Bă còn nhiều tiêu chí chưa đạt như: giao thông nông thôn, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa… Do đó, địa phương xác định, ngoài sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước cần huy động sự chung sức của người dân.

Qua công tác tuyên truyền, vận động, người dân đã tự nguyện góp hàng ngàn ngày công lao động, hiến đất, tự tháo dỡ hàng rào để làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và các công trình công cộng.

Gia đình anh Nguyễn Minh Hải (làng Păng Gol-Phù Tiên) là một trong những hộ tham gia tích cực phong trào xây dựng NTM ở địa phương với việc hiến đất để xây dựng công trình, đóng góp kinh phí để làm đường giao thông. Năm 2019, anh Hải được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

Anh cho hay: “Trước đây, người dân trên địa bàn xã thường tổ chức họp chợ tự phát dọc hai bên đường hoặc mở các hàng quán nhỏ lẻ, xe cộ đi lại rất nguy hiểm. Khi thấy xã muốn tìm quỹ đất để xây dựng chợ, gia đình tôi đã tự nguyện phá vườn cà phê hơn 4.000 m2 để hiến đất cho địa phương. Ngoài ra, gia đình tôi cũng tham gia đóng góp kinh phí để làm đường giao thông nông thôn với mong muốn chung tay cùng chính quyền địa phương trong xây dựng NTM”.

Người dân xã Ia Bă làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Lê Nam

Người dân xã Ia Bă làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Lê Nam

Năm 2019, xã Ia Bă được công nhận đạt chuẩn NTM. Theo Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Bổn, trong quá trình xây dựng NTM, cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước còn có sự đóng góp không nhỏ của người dân.

Nhờ đó, 100% đường trục xã, liên xã được bê tông hóa; 100% đường trục thôn, liên thôn cứng hóa; 100% đường ngõ xóm đảm bảo sạch sẽ và không lầy lội vào mùa mưa. Ngoài ra, người dân còn đóng góp tiền để lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, đóng góp tiền làm nhà văn hóa thôn, làng.

Xã Ia O được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM năm 2021. Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của xã phát triển nhanh, nổi bật nhất là hệ thống đường giao thông, trường học, các thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở. Đặc biệt, đời sống người dân không ngừng được cải thiện.

Ông Rơ Châm Uét (làng Mít Kom 2) cho hay: “Tôi thấy việc hiến đất để làm đường giao thông cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân. Do đó, khi nghe Ban Nhân dân thôn tổ chức họp triển khai làm đường, tôi đã tự nguyện hiến 450 m2 đất và tháo dỡ hàng rào, phá 50 cây điều, 30 cây cà phê và một số cây dài ngày khác”.

Tại địa bàn xã Ia Hrung, ông Lê Công Phú-Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong quá trình xây dựng NTM cần làm tốt công tác tuyên truyền để cả hệ thống chính trị và người dân nhận thức đúng và đầy đủ, trong đó người dân là chủ thể. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực đảm bảo dân chủ, người dân được tham gia bàn bạc, quyết định và có sự giám sát của cộng đồng dân cư để đảm bảo công khai, minh bạch.

Hệ thống đường giao thông ở làng Dăng (xã Ia O) được bê tông hóa và nhựa hóa giúp người dân đi lại dễ dàng. Ảnh: Lê Nam

Hệ thống đường giao thông ở làng Dăng (xã Ia O) được bê tông hóa và nhựa hóa giúp người dân đi lại dễ dàng. Ảnh: Lê Nam

Đến nay, huyện Ia Grai đã có 8 xã và 29 thôn, làng đạt chuẩn NTM. Những năm qua, huyện đầu tư xây dựng, sửa chữa khoảng 92 km đường giao thông nông thôn; 112/118 thôn, làng có nhà văn hóa đạt chuẩn, được đầu tư đầy đủ các trang-thiết bị; nhà ở đạt chuẩn là 19.326 căn (chiếm 83,92%).

Có được kết quả đó là nhờ sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, sự cố gắng của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự chung sức của người dân. Qua đó, người dân đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc về chương trình NTM. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm, vai trò chủ thể trực tiếp với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”.

Trao đổi với P.V, ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Thời gian qua, phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM được người dân hưởng ứng mạnh mẽ, tạo sức lan tỏa lớn và mang lại hiệu quả thiết thực. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội khu vực nông thôn phát triển nhanh, nổi bật nhất là hệ thống đường giao thông, trường học, các thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở, tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn của huyện.

Cùng với đó, cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp-dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, nhất là các sản phẩm thế mạnh của huyện (cà phê, điều, cao su...); sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng; đời sống người dân được nâng lên.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.