Tăng lương hưu: Vẫn còn nhiều bất hợp lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự thảo về tăng lương hưu của Bộ LĐTBXH thể hiện sự quan tâm đối với những người đang nhận mức lương hưu thấp. Tuy nhiên, dự thảo nào đang gây tranh cãi bởi còn quá nhiều điều bất hợp lý.

 



Về đối tượng thụ hưởng

Dự thảo đưa ra 8 đối tượng sẽ được điều chỉnh lương hưu. Không sai, bởi đây đang là đối tượng nhận lương hưu rất thấp hiện nay. Tuy nhiên điều kiện đi kèm là lương hưu hiện hưởng phải dưới 2,5 triệu. Vậy câu hỏi là còn những người không thuộc những đối tượng trên nhưng lương hưu cũng dưới 2,5 triệu thì dự thảo bỏ quên. Hoặc đối tượng được hưởng trợ cấp 1 lần theo quyết định 62 của Chính phủ thì không được xét. Đây là điều bất công bằng.
 

 Phương án tăng lương
Phương án tăng lương


Về mức hưởng thụ

Dự thảo quy định: Đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo mức trợ cấp chung mà có mức lương hưu, trợ cấp thấp hơn 2.500.000 đồng/tháng thì mức hưởng được điều chỉnh cụ thể như sau: Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.

Như vậy có thế thấy ngay những người có lương dưới 2,5 triệu được tăng theo từng mức, tối đa 200.000 đồng. Vậy có công bằng không khi có những người hưởng lương hưu 2,51 triệu đồng? Đối tượng này vẫn giữ nguyên, không tăng?

Tăng lương bù trượt giá- đã hợp lý chưa?

Lý giải của dự thảo là lần tăng lương này để bù trượt giá từ năm 2016 đến nay. Thế nhưng, tác động của việc tăng giá lên tất cả các đối tượng, vì sao dự thảo quy định một số đối tượng được tăng lương để bù trượt giá mà không phải tất cả các đối tượng? Bởi vậy dự thảo phải khái niệm lại, phải bù trượt giá chứ không phải tăng lương.

Nâng mức sàn tăng lương

Dự thảo quy định mức lương hiện hưởng 2,5 triệu là thấp. Tuy nhiên lại không đặt ra tương quan mức lương này với lương tối thiểu. Tuỳ từng vùng, mức lương tối thiểu (để đảm bảo cuộc sống) thấp nhất là 3.070.000 đồng/tháng, cao nhất là 4.420.000 đồng/tháng. Người về hưu cũng cần có những điều kiện sống tối thiểu. Như vậy, mức đặt ra là không hợp lý. Mức sàn cần có là khoảng giữa lương tối thiểu vùng 1 và vùng 4, nghĩa là nâng lương cho những người hưởng lương hưu từ 3,7 triệu trở xuống chứ không phải mức 2,5 như dự thảo.

Phải đưa phương án tăng tuyệt đối vào dự thảo

Qua ý kiến của nhiều bạn đọc băn khoăn về việc tăng % hay tăng giá trị tuyệt đối một mức tiền nào đó, dự thảo cần đưa thêm vào phương án để lấy ý kiến người dân thay vì chỉ phương án tăng theo % như hiện nay (ví dụ từ 500.000 đến 1 triệu đồng/tháng). Từ đó, có được sự đồng thuận trong nhân dân.


https://laodong.vn/ban-doc/tang-luong-huu-van-con-nhieu-bat-hop-ly-895248.ldo

Theo Bằng Linh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.