Tăng học phí từ năm học 2023-2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có cuộc họp với Bộ GD-ĐT về vấn đề học phí và sách giáo khoa (SGK) năm 2023-2024.
Cô trò lớp 11 Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM) trong một giờ trên lớp. Ảnh: THU TÂM

Cô trò lớp 11 Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM) trong một giờ trên lớp. Ảnh: THU TÂM

Về phương án điều chỉnh học phí năm học 2023-2024, Bộ GD-ĐT cho biết, dự kiến đầu tháng 7, HĐND các địa phương sẽ thông qua mức học phí cho năm học mới. Đối với giáo dục đại học, các trường phải quyết định mức thu học phí, thông báo trước khi thí sinh đăng ký dự tuyển.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý với phương án các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện lộ trình tăng học phí phù hợp theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP (quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập); đồng thời phải có chính sách hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế và dễ bị tổn thương được tiếp cận giáo dục đại học bình đẳng.

Đối với các bậc học khác, việc điều chỉnh học phí do HĐND các tỉnh, thành quyết định theo điều kiện của địa phương. Bộ GD-ĐT cần đánh giá rõ tác động xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến nhóm đối tượng chính sách, yếu thế, thậm chí không thể đi học do học phí tăng, từ đó, có phương án hỗ trợ cụ thể.

Ở những khu vực có điều kiện kinh tế, cần thúc đẩy xã hội hóa thì khuyến khích tự chủ đối với các cơ sở giáo dục công lập trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục, dành ngân sách nhà nước để hỗ trợ các nhóm đối tượng chính sách, yếu thế, ở vùng sâu, vùng xa, bảo đảm nguyên tắc không giảm ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục.

UBND TPHCM vừa công bố danh mục sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 sử dụng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn TPHCM từ năm học 2023-2024.

Theo đó, đối với lớp 4, có tổng cộng 27 đầu sách được phê duyệt ở 12 môn học. Trong đó, các môn tiếng Anh, Mỹ thuật và Giáo dục thể chất có 3 đầu sách được phê duyệt ở mỗi môn; còn lại các môn tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Âm nhạc, Tin học có 2 đầu sách được phê duyệt ở mỗi môn học.

Đối với lớp 8, có 36 đầu sách được phê duyệt ở 11 môn học. Trong đó, môn tiếng Anh dẫn đầu số lượng đầu sách được phê duyệt với 6 đầu sách; kế đó là môn Toán với 4 đầu sách; các môn còn lại gồm Ngữ văn, Tin học, Lịch sử và Địa lý, Mỹ thuật (thuộc môn Nghệ thuật), Công nghệ, Giáo dục thể chất có 3 đầu sách; môn Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Giáo dục công dân và Âm nhạc (thuộc môn Nghệ thuật) có 2 đầu sách.

Đặc biệt, lớp 11 có 62 đầu sách được phê duyệt ở 15 môn học. Trong đó, môn Mỹ thuật dẫn đầu số lượng đầu sách được phê duyệt với 11 đầu sách; kế đó là môn Giáo dục thể chất với 8 đầu sách được phê duyệt (nhiều nội dung gồm cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, đá cầu); các môn Toán, Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, tiếng Anh có 4 đầu sách được phê duyệt ở mỗi môn; các môn gồm Ngữ văn, Địa lý, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Âm nhạc, Giáo dục kinh tế và pháp luật có 3 đầu sách được phê duyệt, riêng môn Lịch sử có 2 đầu sách.

Năm học 2023-2024, cả nước tiếp tục triển khai cuốn chiếu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 4, 8 và 11. Theo kế hoạch, chương trình sẽ hoàn tất lộ trình triển khai ở bậc phổ thông vào năm học 2024-2025 đối với lớp 5, 9 và 12.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.