Tăng giá nhiều dịch vụ y tế từ đầu năm 2019

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ ngày 15/1/2019, nhiều dịch vụ y tế sẽ tăng giá. Tiền khám bệnh tại các tuyến dao động từ 26.000 - 37.000 đồng/lượt, tăng khoảng 10% so với hiện hành.

 Từ ngày 15/1/2019, nhiều dịch vụ y tế điều chỉnh tăng giá. (Ảnh minh họa: KT)
Từ ngày 15/1/2019, nhiều dịch vụ y tế điều chỉnh tăng giá. (Ảnh minh họa: KT)



Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39 thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện (BV) cùng hạng trên toàn quốc. Thông tư có hiệu lực từ 15/1/2019.

Theo đó, tiền khám bệnh tại các tuyến dao động 26.000-37.000 đồng/lượt khám, tăng khoảng 10% so với hiện nay. Giá ngày giường điều trị cũng tăng tương ứng, trong đó tiền ngày giường cho bệnh nhân hồi sức tích cực, ghép tủy, ghép tạng, ghép tế bào gốc tại bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt tăng lên 753.000 đồng/ngày (cao hơn gần 70.000 đồng/ngày so với hiện hành).

Chi phí giường điều trị các bệnh lý khác cũng tăng mức tương ứng, khoảng 10%/dịch vụ. Cụ thể, giá giường bệnh sẽ tăng thêm từ 20.000-40.000 đồng/ngày/giường. Mức phí trên được áp dụng thống nhất với bệnh nhân trả viện phí trực tiếp và bệnh nhân BHYT .

Giá ngày giường hồi sức cấp cứu, chống độc tại bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 tăng lên 441.000 đồng. Ở bệnh viện hạng 4, giá dịch vụ này là 242.000 đồng, tăng gần 21.000 đồng so với giá cũ.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, việc điều chỉnh giá lần này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhận có bảo hiểm y tế. Bởi BHYT sẽ chi trả cho phần giá tăng thêm này, với mức chi 100%, 95% và 80% tùy đối tượng.

Ông Nguyễn Nam Liên- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, giá dịch vụ y tế hiện nay bao gồm: chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương. Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này là do từ 1/7/2018 lương cơ sở đã tăng lên 1.390.000 đồng.

“Trong đợt điều chỉnh này, nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất là người không tham gia BHYT sẽ phải chi trả toàn bộ phần tăng thêm. Đối với đối tượng không có thẻ BHYT, thời hạn triển khai là đến ngày 15/1/2019. Vì vậy, từ nay đến ngày 15/1/2019, UBND các tỉnh trình Hội đồng nhân dân các tỉnh quyết định áp dụng mức giá này và thời điểm thực hiện cho phù hợp”- ông Nguyễn Nam Liên cho biết.

 Thy Hạt/VOV.VN
 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.