Tăng cường quản lý thị trường bia rượu dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Rút kinh nghiệm đợt “sốt” bia năm ngoái, dịp Tết năm nay, các cơ sở kinh doanh đã chuẩn bị hàng từ rất sớm. Song hiện tại, nguồn cung bia không mấy dồi dào và giá mặt hàng này đang nhích dần lên.

Sức mua chưa tăng, giá đã nhích nhẹ

Thị trường bia rượu đang bắt đầu vào mùa kinh doanh sôi động khi chỉ còn hơn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Hiện tại, giá mặt hàng bia rượu tăng khoảng 5%-10%. Một số loại bia thông dụng như Heineken thường giá bán 362.000 đồng đến 368.000 đồng/thùng; Heineken Xuân có giá 375.000 đồng đến 380.000 đồng/thùng; Tiger 305.000 đồng đến 310.000 đồng/thùng; 333 giá 220.000 đồng đến 227.000 đồng/thùng… Khảo sát tại một số cửa hàng kinh doanh rượu cho thấy, đến thời điểm này chỉ có dòng rượu vang là tăng giá nhẹ, còn dòng rượu mạnh ngoại nhập vẫn giữ giá cũ.

 

Lực lượng Quản lý Thị trường kiểm tra một cơ sở kinh doanh rượu trên địa bàn TP. Pleiku.
Lực lượng Quản lý Thị trường kiểm tra một cơ sở kinh doanh rượu trên địa bàn TP. Pleiku.

Chị Mỹ Nhung-chủ cửa hàng Hồng Nhung (đường Nguyễn Văn Trỗi, TP. Pleiku) cho biết: Giá bia đang có chiều hướng tăng. Thời điểm này, chỉ một số cơ quan, đơn vị, người dân có nhu cầu mua làm quà tặng chốt lượng hàng còn nhu cầu tiêu dùng gia đình thì chưa mạnh, ít nhất cũng phải chục ngày nữa.

Theo ông Bùi Quốc Bình-Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Pleiku, ngoài một số mặt hàng bia nhập từ nhà phân phối miền Nam của hệ thống, siêu thị còn nhập bia từ Công ty Bia Sài Gòn song nguồn cung cũng đang rất hạn chế. Bia là mặt hàng thường gây ra tình trạng sốt giá vào những ngày cận Tết, do đó, siêu thị rất mong tăng thêm lượng hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân.

Tình hình dự trữ mặt hàng bia tại một số đại lý trên địa bàn TP. Pleiku cũng không thuận lợi khi nhiều người cho rằng nhà phân phối đang bán ra khá cầm chừng. “Các cửa hàng chỉ được nhập từng đợt, hết đến đâu cho chêm hàng đến đó. Dù không để đứt quãng nhưng nhà phân phối lại không cho dự trữ lượng hàng lớn, không cho chốt giá gửi kho. Chính điều này đã gây khó khăn trong việc trữ hàng. Hiện giá bia đã tăng, nhưng biết đâu mấy ngày nữa nhà sản xuất tung hàng ra nhiều giá lại giảm xuống. Thị trường rất khó đoán định”-chủ một đại lý trên đường Lê Lợi (TP. Pleiku) nhận xét.

Tăng cường nguồn hàng

 

Theo kế hoạch đảm bảo cung-cầu hàng hóa, bình ổn thị trường giá cả những tháng cuối năm 2016 và Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 của Sở Công thương, các doanh nghiệp trên địa bàn đã chủ động dự trữ mặt hàng bia, rượu, nước giải khát phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng 2 tháng trước, trong và sau Tết với tổng giá trị 786 tỷ đồng, tương ứng với 1 triệu chai rượu (trị giá 146 tỷ đồng), 14 triệu lít bia (490 tỷ đồng), 5 triệu lít nước giải khát (150 tỷ đồng).

Ông Nguyễn Sỹ Quang-phụ trách kinh doanh Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên-Chi nhánh Gia Lai cho hay, từ đầu tháng 11-2016, Chi nhánh đã bán hàng tồn kho ra thị trường với số lượng lớn để quay vòng nhập hàng Tết. Do đó, lượng hàng trong kho của các nhà phân phối vẫn còn rất nhiều. Trên cơ sở dự đoán sức mua trên địa bàn, Chi nhánh đã dự trữ lượng hàng Tết tăng khoảng hơn 20% so với ngày thường. Theo đó, Chi nhánh đã chuẩn bị 236.000 két bia và 580.000 thùng bia lon các loại với giá trị 144 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu của nhà phân phối, doanh nghiệp trên địa bàn.

Tính toán được sức tiêu thụ trên địa bàn để chuẩn bị nguồn hàng đầy đủ, song trên thực tế cứ đến những ngày cận Tết, vẫn có nơi xảy ra tình trạng khan hàng khiến giá bia tăng vùn vụt, thậm chí có năm giá tăng 40.000 đồng-50.000 đồng/thùng. Ông Lê Hồng Hà-Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường Gia Lai thừa nhận: Năm 2016 có xảy ra tình trạng “sốt” bia, không phải do lượng hàng cung cấp ra thị trường không đủ mà là do một số cá nhân có ý định đầu cơ cố tình ghim hàng để tạo cơn sốt, đẩy giá lên cao. Do đó, từ nay đến Tết, Chi cục sẽ tăng cường công tác quản lý mặt hàng này, đảm bảo không gây xáo động thị trường.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.