Tắm trong bao lâu là tốt nhất cho sức khỏe?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đối với hầu hết mọi người, không có gì thư giãn bằng tắm nước nóng. Thực tế, nhiều người còn thường xuyên tắm đến 45 phút.

Thời gian tắm lý tưởng là khoảng 5 - 10 phút. Ảnh: Shutterstock
Thời gian tắm lý tưởng là khoảng 5 - 10 phút. Ảnh: Shutterstock
Nhưng bạn có biết rằng, tắm quá lâu có thể dẫn đến các vấn đề về da, theo Best Life.
Vậy thì nên tắm trong bao lâu?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, trung bình một lần tắm vòi sen nên kéo dài 8 phút.
Theo tiến sĩ Edidiong Kaminska, bác sĩ da liễu ở Chicago (Mỹ), thời gian tắm lý tưởng là khoảng 5 - 10 phút.
Đây là thời gian đủ để làm sạch và cấp nước cho da mà không cần lạm dụng quá nhiều. Da cũng cần nước, giống như cơ thể, nhưng nếu quá mức, thì có thể dẫn đến hậu quả, cô Kaminska nói thêm.
Tại sao chỉ nên tắm tối đa 15 phút?
Tiến sĩ Edidiong lưu ý, nếu bạn muốn nán lại dưới vòi sen lâu hơn 15 phút, bạn nên cân nhắc.

Để giữ độ ẩm cho da, nên thoa kem dưỡng ẩm toàn thân sau khi tắm. Ảnh: Shutterstock
Để giữ độ ẩm cho da, nên thoa kem dưỡng ẩm toàn thân sau khi tắm. Ảnh: Shutterstock
Sau đây, các chuyên gia cho biết lý do tại sao bạn cần hạn chế thời gian tắm.
Tiến sĩ Anna H. Chacon, bác sĩ da liễu người Mỹ, giải thích rằng tắm lâu hơn 15 phút có thể ảnh hưởng xấu đến da, tóc và móng tay theo thời gian do làm chúng khô quá mức.
Tiến sĩ Kaminska cho biết, tắm nước ấm hoặc nóng quá lâu làm nở lỗ chân lông và để hơi ẩm thoát ra ngoài, khiến da bị mất nước, theo Healthline.
Hơn nữa, tắm lâu hơn 10 phút ở nhiệt độ trên 38 độ C, nước nóng làm tan chảy lớp dầu tự nhiên trên da có nhiệm vụ giữ cho làn da khỏe mạnh và giúp giữ ẩm cho da. Từ đó khiến da khô, bong tróc và nhạy cảm.
Tiến sĩ Chacon cũng đồng ý rằng, lý tưởng nhất là nên tắm chỉ trong khoảng từ 5 đến 15 phút và tối đa chỉ nên tắm một lần mỗi ngày.
Để giữ độ ẩm cho da, nên thoa kem dưỡng ẩm toàn thân sau khi tắm, để giữ độ ẩm trong da không thoát ra ngoài, theo Healthline.
Nếu muốn tắm lâu hơn, nên tắm với nước mát hơn, vì nước mát ít hại da hơn, theo Best Life.
Nhưng ngay cả khi tắm bằng nước lạnh, cũng không nên tắm quá lâu.
Chuyên gia Woodman cho biết một dấu hiệu rõ ràng để nhận biết tắm quá lâu là da có cảm giác quá sạch hoặc quá căng. Điều này có nghĩa là lớp bảo vệ da đã bị phá vỡ, điều này thực sự có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.
Tiến sĩ Kaminska giải thích, lớp bảo vệ da chính là hệ vi khuẩn và sinh vật bình thường sống trên da, bảo vệ da.
Tắm nước nóng quá lâu có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh vật này, khiến cho vi khuẩn có hại phát triển nhiều hơn vi khuẩn có lợi, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Vậy tốt nhất là chỉ nên tắm vòi sen từ 5 đến 10 phút và sử dụng nước ấm để giúp da không bị khô, đồng thời làm sạch cơ thể một cách triệt để.
Đại học Y khoa Baylor (Mỹ) cho biết điều đặc biệt quan trọng là tránh tắm nước quá nóng trong mùa đông vì nhiệt có thể làm hỏng bề mặt da, có thể dẫn đến viêm và làm tăng các triệu chứng của bệnh chàm, theo Healthline.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.