Tại phiên thảo luận tổ các đại biểu đề cập nhiều vấn đề "nóng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau phần lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND tỉnh bầu hoặc phê chuẩn được tiến hành vào sáng nay (9-12), các đại biểu đã bước vào phiên thảo luận tổ. Nhiều ý kiến đóng góp quý báu, phản ánh các vấn đề “nóng” của địa phương được các đại biểu đề cập.


Đại biểu Phạm Thế Dũng cho rằng, trong điều kiện khó khăn chung như hiện nay, để hoàn thành 20/22 chỉ tiêu đã là một nỗ lực không nhỏ. Nhiều chính sách miễn giảm thuế đối với một số mặt hàng nông sản đã góp phần chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp. “Tỉnh ta đang tập trung xây dựng môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có nhiều dự án đầu tư được triển khai xây dựng như nhà máy chế biến sữa… Trong lĩnh vực công nghiệp đang và sắp có thêm nhiều nhà máy mới như: Nhà máy si-rô, phân bón vi sinh ở Krông Pa; nâng công suất nhà máy mía đường An Khê, Ayun Pa; nhà máy cồn Đak Pơ… và tương lai có thể sẽ có nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh. Tất cả sẽ góp sức mạnh mẽ cho sự phát triển tỉnh nhà trong tương lai không xa”.
 

Quang cảnh ngày họp thứ hai. Ảnh: Lê Hòa
Quang cảnh ngày họp thứ hai. Ảnh: Lê Hòa

Vấn đề thiếu đất sản xuất được một số đại biểu đề cập đến với nhiều góc nhìn khác nhau. “Con số được UBND tỉnh đưa ra, toàn tỉnh có khoảng 11.000 hộ thiếu đất sản xuất, tôi nghĩ nên rà soát lại cho chặt chẽ”-Bí thư Tỉnh ủy Hà Sơn Nhin-Đoàn đại biểu HĐND huyện Kbang, nêu quan điểm. Ông Hà Sơn Nhin nói thêm, thực tế tôi đã đi kiểm tra tại Chư Pưh và Đức Cơ, nhiều diện tích đất trên giấy tờ là thuộc quyền quản lý các Ban quản lý rừng, song thực tế thì người dân lại canh tác, sản xuất trên diện tích đó nhiều năm. Công tác quản lý đất đai có lúc, có nơi còn nhiều hạn chế, việc lấn chiếm đất rừng, đất công vẫn còn xảy ra tại một số địa phương.

Đại biểu Phạm Thế Dũng, chia sẻ: “Hiện nay, nhiều đơn vị thuộc Binh đoàn 15, một số công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tiến hành tái canh một số diện tích già cỗi, địa phương có thể xem xét để lấy lại một phần nào đó diện tích để giải quyết áp lực thiếu đất sản xuất, thiếu đất ở cho người dân hoặc xây dựng các công trình cộng đồng thôn, làng…”.

Về nội dung tờ trình liên quan đến số lượng, mức hỗ trợ đối với một số chức danh không chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn, thôn… nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn, trăn trở. Đại biểu Hà Sơn Nhin, cho rằng: Việc tinh gọn lại bộ máy công chức cấp xã là điều nên làm, nhất là trong điều kiện ngân sách hạn chế của địa phương. Tuy nhiên, chúng ta phải xem xét sắp xếp sao cho hài hòa, bởi một số vị trí rất khó kiêm nhiệm, sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.

 

Các đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND tỉnh bầu. Ảnh: Trần Dung
Các đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND tỉnh bầu. Ảnh: Trần Dung

Nhiều đại biểu cũng đã đề cập tới các vấn đề như: dạy thêm, học thêm; chất lượng, giá cả của các loại thuốc tân dược tại các cơ sở hành nghề y; tỷ lệ giảm nghèo, nguy cơ tái nghèo đặc biệt là tái nghèo trong đối tượng hộ nghèo người dân tộc thiểu số; tội phạm hình sự, tội phạm ma túy gia tăng trong thời gian vừa qua…

Ở lĩnh vực giáo dục-đào tạo, nhiều đại biểu nhận định, việc cải tiến, đầu tư, nâng cấp hệ thống thiết bị dạy và học có thể nói đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục địa phương. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này hiện vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Ông Nguyễn Văn Thắng-Đoàn đại biểu HĐND thị xã An Khê, nhấn mạnh: “Việc ồ ạt đầu tư, mua sắm các phương tiện dạy học hiện đại như: máy tính bảng thông minh, hệ thống phòng lab… phục vụ cho công tác dạy và học tại nhiều trường vẫn chưa phát huy hiệu quả vì nhiều lý do. Không ít đơn vị phải “đắp mền” những thiết bị ấy vì không sử dụng. Tôi nghĩ rằng, phải đem vào thí điểm ở một số trường học, sau khi có kết quả khả quan thì hãy nhân rộng. Có như vậy mới phát huy được hiệu quả”.

Với vấn đề dạy thêm, học thêm, đại biểu Bùi Khắc Quang-Đoàn đại biểu HĐND huyện Krông Pa, nêu quan điểm: “Tại sao bác sỹ thì được mở các cơ sở khám-chữa bệnh tư nhân mà giáo viên lại không được phép dạy thêm dù cùng là đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước?”. Đại biểu Quang chia sẻ thêm, việc tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất các cơ sở dạy thêm “chui”, xét trên khía cạnh nào đó, tôi cho rằng nó là việc làm gây nhiều phản cảm và thậm chí là thiếu tính nhân văn đối với những người làm nghề giáo, vốn rất được xã hội coi trọng.

Nhiều đại biểu trăn trở, năm 2015, tỷ lệ các xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 60% là khó thực hiện, trong khi theo thống kê của ngành chức năng, tỉnh ta hiện mới chỉ đạt khoảng 30%. Việc quản lý chất lượng và giá cả các mặt hàng thuốc tân dược tại các cơ sở hành nghề y dược tư nhân còn nhiều bất cập…

 

Các đại biểu trong phiên thảo luận tổ. Ảnh: Lê Hòa
Các đại biểu trong phiên thảo luận tổ. Ảnh: Lê Hòa

Ở lĩnh vực nội chính, nhiều đại biểu bày tỏ lo lắng trước thực trạng tội phạm hình sự, tội phạm ma túy, tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp như hiện nay. Đại biểu Nguyễn Đình Quang-Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, đưa ra những con số báo động: Trong năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 30 vụ giết người (tăng 4 vụ so với năm 2013), 23 vụ hiếp dâm trẻ em (tăng 16 vụ), cơ quan chức năng đã khởi tố 97 vụ với 173 bị can liên quan đến tội phạm ma túy (tăng 11 vụ và 24 bị can so với cùng kỳ)… Bên cạnh gia tăng về số lượng, tính chất và mức độ vi phạm của các đối tượng cũng ngày càng tinh vi, liều lĩnh… Đại biểu Dương Văn Tuấn-Đoàn đại biểu huyện Chư Prông, chia sẻ thêm: “Các đối tượng trộm cướp ngày càng táo tợn, chúng sẵn sàng ra tay cả ban ngày lẫn ban đêm, ngay giữa chốn đông người”.

Về số liệu giảm nghèo và giải quyết việc làm, nhiều đại biểu bày tỏ quan điểm, rằng con số 7.410 hộ nghèo và giải quyết việc làm mới cho 24.055 lao động liệu đã chính xác trong điều kiện hiện nay, khi nhiều doanh nghiệp hoạt động khó khăn, cắt giảm lao động? Giải đáp những thắc mắc này, bà Trần Thị Hoài Thanh-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, cho biết: Với trách nhiệm là cơ quan thường trực, tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh trong việc thực hiện các chính sách liên quan đến giảm nghèo và giải quyết việc làm, chúng tôi đã triển khai rà soát, kiểm tra lại 17/17 huyện, thị xã, thành phố. Không thể khẳng định là tuyệt đối, song có thể nói, con số này đã phản ánh đúng thực tế địa phương trong năm qua.

Ngày mai (10-12), kỳ họp sẽ tiếp tục với phiên thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường. GLO sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Lê Hòa-Trần Dung-Minh Triều

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

(GLO)- Sáng 20-12, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 8. Chủ trì kỳ họp có các ông: Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku; Nguyễn Đức Chín-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Pleiku.
Thị xã Ayun Pa đạt và vượt 21/24 chỉ tiêu nghị quyết

Thị xã Ayun Pa đạt và vượt 21/24 chỉ tiêu nghị quyết

(GLO)- Ngày 16-12, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2022, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 và giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch: Tháo gỡ ngay việc thiếu thuốc và vật tư y tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch: Tháo gỡ ngay việc thiếu thuốc và vật tư y tế

(GLO)- Ngày 15-12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, đơn vị về công tác y tế trên địa bàn tỉnh. Dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Y tế, Sở Tài chính, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, các ban, ngành, đại diện các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố.
Trao tặng giấy khen cho 231 tập thể, cá nhân Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

Trao tặng giấy khen cho 231 tập thể, cá nhân Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 14-12, Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Hồng Phong-Phó tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Lê Văn Hưng-Giám đốc Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, Trần Trung Thành-Phó giám đốc Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, Huỳnh Minh Sở-Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai.