Sức bật từ tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và giá cả một số nông sản chủ lực giảm sâu nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, sự chủ động triển khai các giải pháp kịp thời nên ngành nông nghiệp Gia Lai có bước tăng trưởng khá ổn định trong thời gian qua. Đây là động lực để ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục phát huy những lợi thế của địa phương, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, từng bước hướng đến phát triển bền vững.

Những tín hiệu lạc quan

 
Ông Lưu Trung Nghĩa. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Lưu Trung Nghĩa. Ảnh: Nguyễn Diệp

Thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh ủy và UBND tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn của tỉnh liên tục phát triển, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng ngành nông-lâm nghiệp duy trì khá, bình quân hàng năm đạt 5,28%. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Gia Lai hiện là tỉnh có tốc độ tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích cũng như tỷ lệ giá trị sản phẩm nông-lâm và thủy sản sản xuất dưới các hình thức hợp tác xã và liên kết đứng đầu các tỉnh Tây Nguyên.

Năm 2020, giá trị sản xuất đạt 30.186 tỷ đồng, gấp 1,29 lần so với năm 2015. Nhiều mô hình hợp tác, liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đến nay, tỉnh đã hình thành 3 vùng liên kết sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP; 1 vùng liên kết sản xuất bơ theo tiêu chuẩn VietGAP; 165 cánh đồng lớn với quy mô gần 8.841 ha của 3.607 hộ dân và 8 doanh nghiệp tham gia. Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 37.714 ha cây trồng kém hiệu quả sang các cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn như: cây ăn quả, rau màu, khoai lang Nhật Bản, dược liệu, bắp sinh khối, dâu tằm…; thực hiện tái canh hơn 12.496 ha cà phê.

Đặc biệt, nhiều diện tích cây trồng đã được người dân sản xuất theo các tiêu chuẩn: VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance và hữu cơ… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn tỉnh hiện có trên 186.972 ha cây trồng sản xuất theo các tiêu chuẩn, đạt 34% diện tích, trong đó cà phê 34.078 ha, lúa nước 25.000 ha, cao su 88.979 ha, mía 30.145 ha, cây ăn quả trên 8.320 ha, rau màu trên 441 ha; có hơn 28.130 ha cây trồng cạn được ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Lĩnh vực chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín theo chuỗi liên kết. Toàn tỉnh có 404 trang trại chăn nuôi, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2011. Trong đó, có 204 trang trại chăn nuôi heo, 75 trang trại gia cầm và 125 trang trại bò. Đến nay, tỉnh thu hút được 96 dự án chăn nuôi với vốn đầu tư và đăng ký đầu tư khoảng 11.632 tỷ đồng. Trong đó, có 6 dự án đã đi vào hoạt động; các dự án còn lại đang xây dựng và xin chủ trương đầu tư.

Ngành lâm nghiệp tiếp tục được quan tâm, phát triển theo hướng bền vững, diện tích rừng trồng mới đạt 25.271 ha, gấp 6,3 lần so với Nghị quyết đề ra, góp phần duy trì và nâng độ che phủ rừng lên 46,7%; công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo hiệu quả.

Chế biến chanh dây tại Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO Gia Lai). Ảnh: Nguyễn Diệp
Chế biến chanh dây tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO Gia Lai). Ảnh: Nguyễn Diệp


Đặc biệt, tỉnh đã thu hút hỗ trợ và kích hoạt các doanh nghiệp lớn như Công ty DOVECO Gia Lai, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Tập đoàn Lộc Trời… tham gia tái cơ cấu nông nghiệp. Nhờ đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh đã có mặt trên thị trường của gần 40 quốc gia; một số ngành hàng đáp ứng được yêu cầu chất lượng ở thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản…

Kết quả đạt được trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 88 xã đạt chuẩn NTM (trong đó 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao) và 97 làng đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, TP. Pleiku đã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2018; thị xã An Khê và Ayun Pa đang đề nghị công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2019.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) vượt kế hoạch đề ra. Đến nay, toàn tỉnh đã có 149 sản phẩm OCOP được UBND tỉnh công nhận đạt 3-4 sao, vượt 89 sản phẩm so với kế hoạch giai đoạn 2018-2020.

Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu

Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch; phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu là 2 nhiệm vụ trọng tâm được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra.

Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp Gia Lai xác định nông-lâm nghiệp vẫn là thế mạnh và là nền tảng ổn định lâu dài góp phần vào sự phát triển chung. Ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục các giải pháp tái cơ cấu, trong đó tập trung nâng cao các tiêu chí mà Gia Lai còn nhiều dư địa phát triển mạnh như: nâng cao tốc độ tăng trưởng hàng năm; thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng thu nhập từ chăn nuôi; tăng giá trị chế biến nông-lâm-thủy sản; hình thành các chuỗi liên kết lớn kết hợp phát triển hợp tác xã; tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn, thực hiện truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu…

ông ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (TP. Pleiku) sản xuất rau công nghệ cao trong nhà lồng. Ảnh: Nguyễn Diệp
Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (TP. Pleiku) sản xuất rau công nghệ cao trong nhà lồng. Ảnh: Nguyễn Diệp


Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách, các đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau quả, dược liệu cũng như đề án phát triển lâm nghiệp bền vững. Tích cực thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu. Xây dựng hệ thống các chuỗi liên kết, mạng lưới phân phối, tiêu thụ và thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành nông-lâm nghiệp, thủy sản đạt 40.370 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 5,99%.

Thu hút nhiều nguồn đầu tư vào phát triển nông nghiệp trên các trụ cột, gồm: thủy lợi tiên tiến; trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; quan tâm phát triển hạ tầng cho nông-lâm nghiệp; quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và tăng cường sinh kế; hình thành các chuỗi liên kết với các doanh nghiệp lớn làm đầu chuỗi kết hợp hệ thống hợp tác xã để tập hợp các hộ dân thực hiện liên kết; đẩy mạnh thực hiện chương trình OCOP gắn với xây dựng NTM.

Theo đó, ngành sẽ tập trung phát triển sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, đảm bảo cung cấp cho các nhà máy chế biến. Xây dựng NTM đảm bảo kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phù hợp; hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản; gắn phát triển nông thôn với đô thị, phấn đấu đến năm 2025 có trên 120 xã đạt chuẩn NTM.

Tiếp tục phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghệ cao, hình thành các trang trại, gia trại tập trung có quy mô lớn gắn với quản lý tốt ô nhiễm môi trường. Từng bước hình thành các chuỗi liên kết sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến các sản phẩm gia súc, gia cầm, lấy doanh nghiệp làm đầu chuỗi. Tập trung xây dựng các công trình thủy lợi, khắc phục hạn hán và phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi lớn như: hồ Ia Thul (huyện Ia Pa) với năng lực tưới 7.700 ha; Suối Lơ (huyện Kbang) tưới 1.500 ha; hồ Đak Pờ Tó (huyện Mang Yang) tưới 2.150 ha; hồ chứa nước Ia Mơr giai đoạn 3…

Đồng thời, quản lý, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên rừng, nước và đất đai, nhất là đất có nguồn gốc nông-lâm trường. Tập trung bảo vệ, phát triển và giữ rừng bảo đảm tái sinh, phục hồi nhanh hệ sinh thái bền vững. Chú trọng phát triển rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm-đặc sản, phát triển dược liệu dưới tán rừng. Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 47,75%, bình quân mỗi năm trồng mới 8.000 ha, trồng rừng theo chứng chỉ FSC…

 

 LƯU TRUNG NGHĨA
Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

 

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.