'Sư Thích Minh Tuệ' chia sẻ gì sau 7 ngày ẩn tu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
"Sư Thích Minh Tuệ" cho biết tinh thần và sức khỏe của ông vẫn tốt, vẫn bảo đảm để học tập theo lời Phật dạy

Sau khi "sư Thích Minh Tuệ" ẩn tu, nhiều người tiếp tục tìm đến gia đình ông để quay phim, chụp ảnh, đăng tải các video để "câu view", "câu like". Nhiều đối tượng còn lợi dụng sự việc này để xuyên tạc chính sách tôn giáo ở Việt Nam, đưa tin sai sự thật.

"Sư Thích Minh Tuệ" trò chuyện với người dân lúc dừng nghỉ

"Sư Thích Minh Tuệ" trò chuyện với người dân lúc dừng nghỉ

Chia sẻ với phóng viên VTV sau 7 ngày ẩn tu, "sư Thích Minh Tuệ" cho biết tinh thần và sức khỏe của ông vẫn tốt, vẫn bảo đảm để học tập theo lời Phật dạy

"Nếu không có đông người dân hay những việc không ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, con vẫn học tập ở ngoài, không có gì thay đổi. Nguyện vọng học tập của mình nhưng giờ người ta làm ách tắc mình đi không được, vào hoàn cảnh thế thì mình cũng nên dừng. Con muốn khi mình đi ra đường, mọi người đừng tập trung như thế làm ảnh hưởng, mình không học được nữa" – "sư Thích Minh Tuệ" bày tỏ.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, Ban Tôn giáo Chính phủ sáng 3-6 cho biết ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ông hiện không có địa chỉ cư trú cố định, chưa làm căn cước công dân.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo. Bản thân ông Lê Anh Tú cũng không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật.

Bắt đầu từ năm 2017 đến 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực, đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại. Trong suốt quá trình đó, việc đi lại và thực hành hạnh nguyện của ông Lê Anh Tú diễn ra thuận lợi, không có khó khăn, cản trở và không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự.

Năm 2024 là lần thứ tư ông Lê Anh Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng - Hà Giang và sau đó đi chiều ngược trở lại, đến khu vực miền Trung.

Tuy nhiên, trong hành trình trở về của lần đi bộ thứ tư này đã xảy ra hiện tượng tập trung đông người đi theo ông Lê Anh Tú, gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và cảnh quan môi trường. Đặc biệt, ngày 30-5 đã xảy ra việc một người đàn ông trong đoàn người đi theo có tên là Lương Thanh Sơn (trú tại quận 1, TP HCM) bị sốc nhiệt, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa dẫn tới tử vong. Tiếp theo đó, ngày 2-6, 2 phụ nữ khi đi theo ông Tú và đoàn người đã bị sốc nhiệt, đuối sức, nằm gục trên đường. Các cơ quan chức năng đã kịp thời đưa họ đến bệnh viện điều trị.

Trước sự việc đáng tiếc nêu trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Lê Anh Tú về việc nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông được đi bộ và hành trì theo ý nguyện, song cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội. Ông Lê Anh Tú đã nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.