Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về 'sư Thích Minh Tuệ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng người được mạng xã hội gọi là "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo. Người đàn ông này có tên là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông Lê Anh Tú hiện sinh sống tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

Ngày 16-5, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký văn bản số 151 thông báo về việc người được mạng xã hội gọi là "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định người được mạng xã hội gọi là "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định người được mạng xã hội gọi là "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo.

Thông báo nêu rõ trong những ngày vừa qua, trên mạng xã hội Tiktok, Facebook, Youtube, Instagram, Twitter xuất hiện nhiều hình ảnh, clip về người đàn ông mang hình dáng nhà sư đi bộ hành dọc tuyến đường từ Khánh Hòa ra Hà Giang và ngược lại.

Người này được mạng xã hội gọi là "Sư Thích Minh Tuệ". Trong lộ trình đi bộ qua các địa phương đã có nhiều người dân và Phật tử tập trung với số lượng đông, cúng dàng vật phẩm, thức ăn tạo ra nhiều hình ảnh, clip gây ra nhiều dư luận trái chiều làm ảnh hưởng đến GHPGVN.

Qua tìm hiểu xác minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN khẳng định người đàn ông này không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của GHPGVN. Điều này cũng đã được chính người đàn ông này khẳng định trong các clip trên mạng xã hội.

Theo thông báo, người đàn ông này có tên là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông Lê Anh Tú sinh sống tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ông Lê Anh Tú sau khi từ bỏ công việc đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên đã thực hiện một vài lần đi bộ hành từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại.

Tuy nhiên, lần này một số người dùng mạng xã hội đã sử dụng hình ảnh đi bộ của ông Lê Anh Tú tạo sự hiếu kỳ, thu hút nhiều người dân đi theo, tạo nên hiệu ứng câu view và có nhiều bình luận xuyên tạc đời sống tu hành của tăng ni, phật tử GHPGVN.

"Trong mấy ngày nay, ông Lê Anh Tú đang đi bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hướng về Khánh Hòa. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố có thông báo tới đông đảo phật tử và nhân dân được biết để không ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư; liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm GHPGVN" - công văn của GHPGVN nêu rõ.

Có thể bạn quan tâm

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Chư Sê đưa chính sách tôn giáo vào cuộc sống

Chư Sê đưa chính sách tôn giáo vào cuộc sống

(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) thường xuyên quan tâm công tác tôn giáo gắn với tuyên truyền vận động đồng bào các tôn giáo chấp hành sinh hoạt tôn giáo đúng quy định pháp luật, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân…