Sôi nổi ngày hội của người trồng mía vùng Đông Nam Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- 

Để chuẩn bị vụ ép mới 2023-2024, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) tổ chức Hội thi Nhà nông đua tài để người trồng mía khu vực các huyện, thị xã khu vực Đông Nam Gia Lai và vùng lân cận có dịp gặp gỡ trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm sẵn sàng cho vụ ép mới thành công.

Hội tụ người trồng mía giỏi

Hội thi năm nay với chủ đề “Khách hàng trồng mía thông minh” đã thu hút 300 hộ trồng mía tại 5 huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa, Chư Sê và thị xã Ayun Pa, được chia thành 4 đội ở các trạm trong vùng nguyên liệu. Sau phần khai mạc và khen thưởng những người trồng mía giỏi ở các địa phương, 4 đội bước vào tranh tài ở các phần thi: Nhà nông sáng tạo; Nhà nông thông minh; Nhà nông chung sức và Nhà nông tài năng.

Bà Vũ Thị Lan-Giám đốc TTCS Gia Lai trao thưởng cho những hộ trồng mía giỏi. Ảnh: Nguyễn Diệp

Bà Vũ Thị Lan-Giám đốc TTCS Gia Lai trao thưởng cho những hộ trồng mía giỏi. Ảnh: Nguyễn Diệp

Tại đây, lực lượng cổ động viên các đội đã cổ vũ nhiệt tình, hào hứng tạo sự tự tin cho các thành viên của đội mình tham gia các phần thi bằng những tiểu phẩm kịch, thơ lồng ghép vào các chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, giá thu mua… chia sẻ những kinh nghiệm. Đặc biệt, cổ động viên cũng tham gia trả lời nhanh từ những câu hỏi của ban giám khảo sẽ nhận được những phần quà có giá trị từ ban tổ chức.

Khán giả cổ động cho các đội tham gia Hội thi. Ảnh: Nguyễn Diệp

Khán giả cổ động cho các đội tham gia Hội thi. Ảnh: Nguyễn Diệp

Bà Văn Thị Kiều Trinh (thôn Ia Sa, xã Hbông, huyện Chư Sê) phấn khởi nói: "Tôi trồng mía được 3 năm. Lần đầu tiên tham gia Hội thi Nhà nông đua tài do TTCS Gia Lai tổ chức nên tôi rất phấn khởi vì mình có dịp học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật canh tác mía làm sao đạt năng suất và chữ lượng đường cao để nâng cao thu nhập. Mừng nhất là năm nay 4 ha mía của tôi vinh dự được nhận phần thưởng ruộng mía đạt năng suất cao nhất vùng nguyên liệu với gần 137 tấn/ha. 2 năm trở lại đây giá mía được Công ty thu mua ở mức cao và hợp đồng bảo hiểm về giá nên rất yên tâm sản xuất".

Tương tự, ông Rah Lan Plăng (tổ 1, phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa) chia sẻ: "Lần đầu tiên được mời tham gia hội thi tôi thấy Nhà máy đường Ayun Pa rất quan tâm đến người trồng mía khi có nhiều chính sách đầu tư và được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chăm sóc đạt hiệu quả cao nhất. Hội thi cũng là dịp để người trồng mía khu vực Đông Nam tỉnh học tập, chia sẻ kinh nghiệm về trồng mía đạt năng suất và chữ đường cao để về áp dụng vào ruộng mía 6 ha của gia đình".

Theo ông Phạm Văn Thủy (thôn Kim Năng, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa): Hàng năm, TTCS Gia Lai tổ chức hội thi Nhà nông đua tài với nhiều chủ đề khác nhau rất tốt và quan tâm đến người trồng mía. Đây là dịp tập hợp những người trồng mía giỏi ở các địa phương cùng chia sẻ, học tập kinh nghiệm sản xuất mía thâm canh để nâng cao năng suất và chất lượng, tạo nguồn thu nhập ổn định. “Riêng gia đình tôi năm ngoái trồng 6 ha mía tơ và mía gốc năng suất bình quân đạt gần 90 tấn/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận đạt hơn 30 triệu đồng/ha. Năm nay, thời tiết rất thuận lợi cho cây mía sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất và sản lượng mía dự báo sẽ tăng cao mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình”-ông Thủy bộc bạch.

Cơ hội làm giàu từ cây mía

Những năm trước đây, giá mía bấp bênh nên diện tích mía cũng giảm dần, khoảng 3 năm trở lại khi giá mía được TTCS Gia Lai thu mua ổn định và ký hợp đồng bảo hiểm tiêu thụ ở mức tối thiểu đã kích thích nông dân khu vực Đông Nam tỉnh đầu tư phát triển cây mía thâm canh bền vững.

Ông Nay Thin (thôn Plei Chrung, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện) thông tin: "Tôi trồng 3 ha mía từ nhiều năm nay. Những năm trước giá cả bấp bênh nên lợi nhuận không nhiều, khoảng 3 năm nay các chính sách đầu tư của Nhà máy đường Ayun Pa từ cày, bón phân, chăm sóc… rất tốt, nhất là giá mía được ký kết hợp đồng tiêu thụ ổn định nên không lo đầu ra. Vụ ép 2022-2023, năng suất mía của tôi đạt 110 tấn/ha, trừ chi phí lợi nhuận được 70 triệu đồng/ha, cao hơn so với cây lúa và cây mì, công việc lại nhàn hơn".

Phần thi chung sức của các đội dự thi. Ảnh: Nguyễn Diệp

Phần thi chung sức của các đội dự thi. Ảnh: Nguyễn Diệp

Còn ông Nguyễn Mạnh Hồng (xã Ia Mlá, huyện Krông Pa) bộc bạch: "Từ khi Nhà máy đường Ayun Pa đưa cây mía xuống vùng đất Ia Mláh, tôi đã gắn bó với cây mía được 10 năm và thấy cây mía phát triển ổn định, năng suất lại cao. Riêng gia đình tôi trồng 6 ha mía thâm canh, tưới nước chống hạn được Nhà máy đầu tư nhiều hạng mục và thu mua theo giá thị trường có bảo hiểm nên rất yên tâm khi lợi nhuận đạt 50 triệu đồng/ha".

Trao đổi với P.V, bà Vũ Thị Lan-Chủ tịch kiêm Giám đốc TTCS Gia Lai-cho biết: Niên độ 2022-2023 của Công ty đã kết thúc với nhiều kết quả tốt. Sản lượng mía thu mua đạt trên 800 ngàn tấn, năng suất bình quân đạt gần 80 tấn/ha, cao nhất từ trước đến nay và thu nhập của các hộ trồng mía trong vùng nguyên liệu dao động 35-60 triệu đồng/ha, nên người trồng mía rất phấn khởi. Hiện nay, vùng nguyên liệu của Công ty đạt 14.500 ha, tăng gần 3.000 ha so với vụ ép năm ngoái.

Giám đốc TTCS Gia Lai trao thưởng cho đội đoạt giải nhất. Ảnh: Nguyễn Diệp

Giám đốc TTCS Gia Lai trao thưởng cho đội đoạt giải nhất. Ảnh: Nguyễn Diệp

“Để đảm bảo thu mua sản lượng mía trong vùng nguyên liệu trong vụ ép 2023-2024, hiện nay TTCS Gia Lai đang khẩn trương nâng công suất ép của Nhà máy từ 6.000 tấn mía cây/ngày lên 8.000 tấn mía/ngày. Đặc biệt, chúng tôi ký kết hợp đồng bảo hiểm giá tối thiểu thấp nhất 900 ngàn đồng/tấn (mía 10CCS) giúp người trồng mía thu nhập ổn định và làm giàu từ cây mía để 2 bên cùng phát triển cây mía bền vững”-Giám đốc TTCS Gia Lai thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

(GLO)- Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, tại làng Bông Pim (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) vừa phát hiện 6 con bò của 3 hộ dân có các triệu chứng nghi mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).
Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

(GLO)- Mô hình tuyển chọn, lai tạo giống lúa mới do Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Trường Đại học Cần Thơ) triển khai được coi là bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.