Thành Thành Công Gia Lai: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất mía đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với các chính sách hỗ trợ người trồng mía ở khu vực Đông Nam tỉnh phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) còn đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào sản xuất từ ruộng mía đến nhà máy, góp phần giảm nhân lực, chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.

Quản lý ruộng mía bằng công nghệ 4.0

Vùng nguyên liệu mía của TTCS Gia Lai trải dài trên địa bàn các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa, Chư Sê, Kông Chro và thị xã Ayun Pa với diện tích hơn 11.500 ha của gần 4.000 nông dân. Những năm gần đây, TTCS Gia Lai đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ nông dân phát triển cây mía trong vùng nguyên liệu theo hướng bền vững. Theo đó, đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ, có trình độ chuyên môn của Công ty thường xuyên có mặt trên những cánh đồng để hướng dẫn người trồng mía về kỹ thuật canh tác từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch. Nhờ đó, năng suất mía ngày càng nâng cao. Niên vụ 2022-2023, năng suất mía của TTCS Gia Lai ước đạt bình quân 76 tấn/ha, giúp người trồng mía có nguồn thu nhập ổn định.

Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai vinh dự đón nhận danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động”. Ảnh: Bảo Trang

Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai vinh dự đón nhận danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động”. Ảnh: Bảo Trang

Ngoài việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kỹ thuật để phục vụ người dân trồng mía, những năm gần đây, TTCS Gia Lai tập trung đưa công nghệ 4.0 vào quản lý vùng nguyên liệu, như: số hóa bản đồ lô thửa ruộng mía để đầu tư đúng mức; ứng dụng FRM vào quản lý nông nghiệp để phân tích các dữ liệu dự báo, khuyến cáo chăm sóc mía; thực hiện cam kết an toàn giao thông về vận chuyển mía. Ngoài ra, Công ty còn yêu cầu các hợp tác xã vận tải, chủ xe vận chuyển mía không cơi nới thùng, chở quá khổ, quá tải. Về phía Công ty thì đưa ứng dụng phần mềm TMS vào quản lý xe vận chuyển mía để tăng khả năng quay vòng, tuân thủ tốt quy định về vận tải, góp phần ổn định thu nhập cho chủ xe, chủ mía, đối tác thu hoạch. Đặc biệt, cuối năm 2022, TTCS Gia Lai chính thức đưa vào vận hành app SBT Farmer để giúp khách hàng trồng mía tiếp cận nhanh nhất với các chính sách đầu tư, các khuyến cáo về giải pháp kỹ thuật canh tác mía tiên tiến, khoa học và minh bạch các khoản đầu tư, thu hoạch mía đến khách hàng trồng mía của TTCS Gia Lai để yên tâm sản xuất và làm giàu từ cây mía.

Cùng với các phần mềm phục vụ phát triển vùng nguyên liệu, TTCS Gia Lai cũng chú trọng quản lý hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm qua phần mềm Digi Factory nhằm tối ưu quản lý vận hành và hiệu suất hoạt động nhà máy, đảm bảo chất lượng sản xuất liên tục trong vụ ép 2022-2023 và những năm tiếp theo.

Gắn kết với địa phương và người lao động

Cây mía đã hiện diện tại các huyện, thị xã Đông Nam tỉnh đến nay đã được hơn 25 năm. Trải qua 10 năm với tên gọi mới, TTCS Gia Lai đã mang lại sức sống mới cho người dân vùng nguyên liệu. Cùng với phát triển kinh tế, những năm qua, TTCS Gia Lai luôn đồng hành cùng chính quyền các địa phương nơi có vùng nguyên liệu của Công ty.

Quản trị canh tác số FRM (ảnh TTCS cung cấp).

Quản trị canh tác số FRM (ảnh TTCS cung cấp).

Theo đó, hàng năm, TTCS Gia Lai đều ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cho thị xã Ayun Pa; ủng hộ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện); trao tặng xe đạp và 200 suất quà cho học sinh một số trường học ở các huyện Ia Pa, Krông Pa, thị xã Ayun Pa; ủng hộ Quỹ Khuyến học huyện Phú Thiện trên 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, hàng năm, TTCS Gia Lai cũng đóng góp gần 40 tỷ đồng vào ngân sách tỉnh Gia Lai.

Năm 2022, TTCS Gia Lai vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động”.

Cán bộ kỹ thuật TTCS Gia Lai kiểm tra ruộng mía bằng công nghệ 4.0. Ảnh: Bảo Trang

Cán bộ kỹ thuật TTCS Gia Lai kiểm tra ruộng mía bằng công nghệ 4.0. Ảnh: Bảo Trang

Với năng suất mía đạt bình quân trên 76 tấn/ha, giá thu mua mía vụ ép 2022-2023 của TTCS Gia Lai 1.050.000 đồng/tấn mía 10 CCS tại ruộng trên phương tiện vận chuyển, ngoài ra người dân trồng mía đã được hỗ trợ trước giá mía qua các khoản đầu tư canh tác bình quân 50.000 đồng/tấn mang về khoản lợi nhuận 35-45 triệu đồng/ha.

Trao đổi với P.V, bà Vũ Thị Lan-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc TTCS Gia Lai-cho biết: Những năm gần đây, cùng với phát triển vùng nguyên liệu về quy mô theo hướng bền vững, Công ty còn tập trung đi sâu vào các giải pháp canh tác. Đặc biệt, Công ty ứng dụng những phần mềm công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tăng năng suất cây mía, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm giúp người trồng mía tăng hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất (đạt 35-45 triệu đồng/ha), góp phần nâng tầm cây mía Việt. Đây là sự chia sẻ và đồng hành của TTCS Gia Lai với người trồng mía khu vực các huyện, thị xã Đông Nam tỉnh và các vùng lân cận, tạo sự gắn kết bền lâu giữa Công ty với người trồng mía, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa hai bên để cùng nhau phát triển kinh tế bền vững từ cây mía.

“Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vùng nguyên liệu và sản xuất tại nhà máy. Đào tạo cán bộ, nhân viên hướng dẫn người trồng mía ứng dụng kịp thời công nghệ 4.0 vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng cây mía, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Với định hướng phát triển rõ ràng cùng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, TTCS Gia Lai tự tin sẽ mở rộng vùng nguyên liệu từ 11.500 ha hiện nay lên 14.000-15.000 ha đáp ứng đủ nguyên liệu chế biến khi công suất ép của nhà máy được nâng từ 6.000 tấn/ngày lên 8.000 tấn/ngày trong vụ ép 2024-2025. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của các địa phương vùng Đông Nam Gia Lai ngày càng phát triển”-Giám đốc TTCS Gia Lai thông tin thêm.

Những ngày giáp Tết, khu vực Đông Nam tỉnh đang nhộn nhịp những chuyến xe chở mía từ ruộng về nhà máy TTCS Gia Lai mang theo niềm vui trọn vẹn của người trồng mía khi mía năm nay vừa được mùa, vừa được giá. Điều này giúp người dân có điều kiện đón Tết Quý Mão đầy đủ, sung túc. Người trồng mía nơi đây cũng rất kỳ vọng cây mía sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững nhờ sự hỗ trợ từ TTCS Gia Lai để hai bên cùng hưởng lợi và làm giàu từ cây mía.

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này