Sơ kết 2 năm triển khai đề án nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Sáng 2-8, tại TP. Pleiku, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng.

Đồng chí Trần Thanh Nam-Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và đồng chí Dương Mah Tiệp-Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đồng chủ trì hội nghị. Tham gia hội nghị có đại diện lãnh đạo của các vụ, cục, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo UBND cùng Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm khuyến nông các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Nghệ An, Kon Tum, Tiền Giang; đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ khuyến nông cộng đồng tiêu biểu.

Các đại biểu dự hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Ảnh: Nhật Hào

Các đại biểu dự hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Ảnh: Nhật Hào

Thực hiện Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã thành lập 26 tổ KNCĐ thí điểm tại 13 tỉnh thuộc 5 vùng nguyên liệu được chọn triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022-2025. Theo đó, Trung tâm phối hợp với Trung tâm khuyến nông các tỉnh tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, các diễn đàn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông. Đến nay, tại 13 tỉnh tham gia đề án đã thành lập 1.071 tổ với 9.622 thành viên. Các tổ KNCĐ đã phối hợp tốt với các doanh nghiệp, HTX, hộ dân trong chuyển giao kỹ thuật sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp thông tin: Để triển khai đề án, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo thành lập điểm 2 tổ KNCĐ tại xã Ia Băng (huyện Chư Prông) và xã Ia Hrung (huyện Chư Ia Grai). Đến nay, các tổ KNCĐ đã có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng, đặc biệt là đã có những hoạt động phối hợp với các đơn vị chức năng để chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân. Đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp trong hỗ trợ đầu vào cũng như liên kết tiêu thụ sản phẩm, góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu kiến nghị một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ trong công tác khuyến nông. Ảnh: Nhật Hào.
Các đại biểu kiến nghị một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ trong công tác khuyến nông. Ảnh: Nhật Hào.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định: Sau 2 năm thực hiện đề án, công tác khuyến nông đã đạt được nhiều kết quả to lớn, các tổ khuyến nông hình thành tại 57 tỉnh, thành phố với sự tham gia của trên 30 ngàn thành viên thông qua 576 tổ KNCĐ. Hoạt động của các tổ KNCĐ đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất ở cơ sở, nhất là đã có sự liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, có truy xuất nguồn gốc. Thông qua chuỗi liên kết này đã góp phần giúp ngành nông nghiệp tổ chức lại được hình thức sản xuất và xây dựng được các vùng nguyên liệu lớn, đạt chuẩn tại một số địa phương.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nhật Hào
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nhật Hào

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng đội ngũ khuyến nông là cánh tay nối dài của ngành nông nghiệp, có vai trò quan trọng trong xây dựng chuỗi liên kết sản xuất. Do đó, để nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cần phối hợp với một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT để nghiên cứu đưa ra bộ tài liệu đào tạo đội ngũ khuyến nông chuyên nghiệp, xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá phạm vi hoạt động, hiệu quả hoạt động của đội ngũ khuyến nông. Cùng với đó, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội bổ sung các thành viên của tổ KNCĐ vào tổ vay vốn để hỗ trợ, tư vấn thêm về vốn sản xuất. Riêng các địa phương cần tiếp tục nhân rộng các kết quả đạt được trong công tác khuyến nông và linh động trong việc lồng ghép các nguồn kinh phí để hỗ trợ đội ngũ khuyến nông. Qua đó, nhằm động viên đội ngũ khuyến nông phát huy vai trò, năng lực trong thực hiện nhiệm vụ.

Có thể bạn quan tâm

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

(GLO)- Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tháng 1-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 13 ngàn tấn hồ tiêu, trị giá 87 triệu USD (giảm 25,6% về lượng nhưng tăng 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024).

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng từng được ví như loại trái "tỷ đô" với kim ngạch xuất khẩu liên tiếp phá kỷ lục nhiều năm nhưng lại đang phải trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có khi sản lượng xuất khẩu giảm tới 80% trong những tháng đầu năm.

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

(GLO)- Việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực, thúc đẩy thị trường tiêu thụ, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu… là những giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai tăng trưởng nhanh trong năm 2025.

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.