SEA Games và sự sẻ chia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

SEA Games 31 diễn ra vào tháng 5 sẽ có 40 môn thi đấu, diễn ra ở 12 địa phương khác nhau, trong đó Hà Nội là trung tâm với 28 môn thi tại 18 địa điểm. Ở 11 địa phương còn lại, Quảng Ninh có số môn thi đấu nhiều nhất (7) và diễn ra tại 5 địa điểm.

Tổ chức SEA Games 31 được xem là nỗ lực rất lớn của ngành thể thao Việt Nam, đặt trong bối cảnh bị động về thời gian do ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài từ dịch Covid-19. Dù vậy, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị được chính các đoàn thể thao Đông Nam Á đánh giá là thành công.

Các địa điểm thi đấu chủ yếu được nâng cấp từ cơ sở vật chất có sẵn, đa số được xây dựng từ SEA Games đầu tiên mà Việt Nam đăng cai năm 2003. Ở một số địa phương, nhiều công trình trọng điểm được làm mới để chia sẻ gánh nặng tổ chức với đơn vị đăng cai chính là Hà Nội.

Sân vận động mới gần 30.000 chỗ ngồi tại Phú Thọ, địa phương vốn không có truyền thống bóng đá, là một ví dụ. Khu đua thuyền tại huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) được đánh giá là sẽ tạo sức bật cho thể thao địa phương trong tương lai.

Quan trọng hơn, các địa phương tham gia đăng cai SEA Games 31, cũng đồng nghĩa việc chia sẻ nhiều khó khăn về mặt tài chính và áp lực tổ chức. Những yếu tố khách quan từ dịch Covid-19 khiến chi phí tăng lên trong khi nguồn thu giảm mạnh nên công tác quảng bá cũng như mối quan tâm của người hâm mộ địa phương không trọn vẹn như ở một sự kiện bình thường.

Nói cách khác, những lợi ích thường thấy khi tham gia tổ chức một sự kiện lớn như SEA Games sẽ không được nhìn thấy một cách cụ thể đối với từng địa phương tại kỳ đại hội này. Thực tế, bên cạnh hoạt động mang tính nghĩa vụ, trách nhiệm này còn phải bảo đảm các mục tiêu thành công chung và hiệu quả đầu tư riêng.

Nói đi cũng phải nói lại, SEA Games 31 là một cơ hội tốt để ngành thể thao Việt Nam có dịp đánh giá lại tiềm năng cũng như tồn tại của các hoạt động đầu tư tại địa phương, nhất là cơ sở vật chất. Ví dụ như tại Hà Nội, một loạt địa điểm thi đấu ở ngoại thành được nâng cấp rất khang trang, bảo đảm đủ tiêu chuẩn tổ chức các sự kiện quốc tế. Điều này cho thấy quỹ không gian, vật chất phát triển thể thao đỉnh cao hiện không thiếu, nhưng hoạt động chưa hiệu quả dẫn đến công tác sửa chữa luôn phải chờ đến khi có sự kiện lớn mới có kinh phí thực hiện.

Trường hợp của sân vận động quốc gia Mỹ Đình là điển hình. Đây là một bài toán không dễ giải quyết cho ngành thể thao, nhưng trước mắt, qua SEA Games 31 cũng như với sự sẻ chia trách nhiệm từ các địa phương, dư địa để phát triển thể thao đỉnh cao của Việt Nam vẫn rất lớn về cơ sở vật chất lẫn ý chí chính trị của thể thao tỉnh thành.

Ở lần đầu đăng cai SEA Games năm 2003, thể thao Việt Nam đã giành ngôi số 1 và duy trì vị trí trong tốp 3 đoàn mạnh nhất Đông Nam Á đến nay. Gần 20 năm, chúng ta đăng cai lần thứ 2 và không phải đầu tư quá lớn cho công tác tổ chức nhờ có sẵn hạ tầng cũng như tinh thần trách nhiệm, cũng là điều đáng mừng. Tuy nhiên, qua đó cũng đặt ra vấn đề về sự phát triển đồng bộ cũng như thúc đẩy quá trình chuyên nghiệp hóa thể thao ở bề rộng.

Thực tế cho thấy, số lượng môn thi đấu đỉnh cao ở đẳng cấp quốc tế của Việt Nam vẫn chưa nhiều, trong khi các môn thể thao mang tính phổ biến toàn quốc cũng không quá đa dạng dù điều kiện cơ sở vật chất không thiếu.

Chiến lược phát triển hiện vẫn đang tập trung cho công tác đầu tư huấn luyện đỉnh cao mà chưa đặt tầm nhìn cho công tác phong trào, bề rộng để khai thác tiềm năng từ các địa phương. Nếu làm được như vậy, giá trị từ sự sẻ chia mà chúng ta thấy từ SEA Games 31 sẽ còn được nhân lên nhiều lần.

Theo YẾN PHƯƠNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Xã Ia Phang giành giải nhất Giải bóng chuyền nữ huyện Chư Pưh

Xã Ia Phang giành giải nhất Giải bóng chuyền nữ huyện Chư Pưh

(GLO)- Ngày 3-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã trao giải cho các đội bóng đạt thành tích cao tại Giải bóng chuyền nữ huyện lần thứ II. Đây là một trong chuỗi các hoạt động của phụ nữ huyện kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3).

Thầy Lâm Bá Phúc dẫn đội bóng của Trung tâm Bóng đá cộng đồng TTF Chư Pưh giành giải nhì tại Giải Vô địch bóng đá thiếu niên-nhi đồng toàn tỉnh năm 2023 (ảnh nhân vật cung cấp).

Người thầy tận tâm với bóng đá trẻ

(GLO)- Thầy Lâm Bá Phúc (SN 1989; trú thôn Thiên An, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) không chỉ là giáo viên giáo dục thể chất của Trường THCS Hà Huy Tập (xã Ia Blứ) mà còn là người thầy trách nhiệm tại Trung tâm Bóng đá cộng đồng TTF Chư Pưh.

Hơn 1.000 vận động viên tham gia Giải việt dã "Kết truyền thống-Nối tương lai"

Hơn 1.000 vận động viên tham gia Giải việt dã "Kết truyền thống-Nối tương lai"

(GLO)- Nhằm hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Gia Lai, 94 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và 50 năm thành lập Trường THPT Pleiku, Trường THPT Pleiku đã phối hợp với Công ty TNHH GPSK và Thể thao Tâm Nguyễn tổ chức Giải việt dã với chủ đề "Kết truyền thống-Nối tương lai".

Gia Lai: Gần 200 vận động viên tham gia Hội thao công chức, viên chức và người lao động ngành Y tế

Gia Lai: Gần 200 vận động viên tham gia Hội thao công chức, viên chức và người lao động ngành Y tế

(GLO)- Sáng 22-2, tại TP. Pleiku, Sở Y tế và Công đoàn ngành Y tế tỉnh Gia Lai phối hợp tổ chức khai mạc Hội thao công chức, viên chức và người lao động ngành Y tế năm 2025 chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/02/2025, 75 năm Ngày thành lập Ty Dân y Gia Lai ngày 02/3/1950.

Khởi đầu năm mới khỏe khoắn với thể thao

Khởi đầu năm mới khỏe khoắn với thể thao

(GLO)- Năm mới là thời khắc dành cho những sự khởi đầu và có nhiều cách để thực hiện điều đó. Với nhiều người dân tại Gia Lai, thể thao là sự lựa chọn hàng đầu để khai Xuân mở ra một năm mới với sự hứng khởi và tràn đầy năng lượng.

Chư Sê nở rộ phong trào pickleball

Chư Sê nở rộ phong trào pickleball

(GLO)- Cùng với trào lưu chung, pickleball đang là môn thể thao rất được ưa chuộng tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Địa phương này có số lượng người chơi đông đảo nhất với chất lượng chuyên môn được đánh giá khá cao.