Sầu riêng rụng quả do thời tiết bất thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày gần đây, nhiều vườn sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị rụng hoa, quả non hàng loạt. Theo ngành chức năng, nguyên nhân là do thời tiết bất thường, người dân chưa biết cách xử lý.

Những năm trước, vào thời điểm này, vườn sầu riêng của bà Phạm Thị Na (làng Ia Lôk, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) lúc lỉu quả non. Tuy nhiên, năm nay, nhiều cây không có quả hoặc chỉ lác đác vài quả trên cây.

Bà cho biết: Đầu tháng 4, khi sầu riêng đang độ ra hoa, đậu quả non thì gặp cơn mưa lớn khiến hoa rụng rất nhiều. Tiếp đến là nắng nóng gay gắt kéo dài hơn 3 tuần khiến quả non tiếp tục rụng. “Vườn sầu riêng của gia đình tôi có 400 cây thì hơn 100 cây bị rụng hoa, quả non”-bà Na nói.

Vườn sầu riêng của gia đình ông Lê Anh Đàn (thôn 1, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) bị rụng hoa, quả non hàng loạt. Ảnh: S.P

Vườn sầu riêng của gia đình ông Lê Anh Đàn (thôn 1, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) bị rụng hoa, quả non hàng loạt. Ảnh: S.P

Tương tự, vườn sầu riêng gần 200 cây của ông Lê Anh Đàn (thôn 1, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) cũng đang bị rụng hoa, quả non hàng loạt. Ông cho hay: Thời điểm cây sầu riêng ra hoa thì gặp phải đợt mưa kéo dài khiến cho hoa bị hư hại, dẫn đến không đậu quả. Ngoài ra, trên địa bàn còn xuất hiện một số cơn mưa bất thường giữa những ngày nắng nóng cũng khiến sầu riêng bị rụng hoa, quả non rất nhiều. “Vụ sầu riêng năm nay không những năng suất chỉ bằng 1/3 năm ngoái mà khả năng khó thu hồi được vốn đầu tư chăm sóc”-ông Đàn buồn rầu nói.

Với 50 cây sầu riêng, gia đình ông Phạm Văn Khoa (thôn 4, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) thu được hơn 7 tấn quả/năm, mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Năm nay, quả non rụng liên tục, thậm chí có những quả hơn 1 kg vẫn bị rụng. “Nhìn quả non rụng đầy đất mà xót cả ruột. Chỉ riêng khoản chi phí đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho vườn cây, gia đình đã mất hơn 40 triệu đồng”-ông Khoa ngậm ngùi.

Huyện Ia Grai có hơn 600 ha sầu riêng, trong đó, diện tích cho thu hoạch gần 450 ha. Theo ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, vừa qua, trên địa bàn huyện đang nắng nóng thì xuất hiện một số cơn mưa lớn làm cây trồng sốc nhiệt. Ngoài ra, mưa kèm gió lớn khiến nhiều vườn cây bị rụng quả.

“Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã cử cán bộ xuống các xã, thị trấn phối hợp thống kê những diện tích sầu riêng bị hại do thời tiết. Đồng thời, chúng tôi tập trung tìm hiểu sâu về những biện pháp khắc phục tình trạng sầu riêng bị rụng hoa, quả non để hướng dẫn cho người dân nâng cao hiệu quả canh tác. Sầu riêng là một trong những loại trái cây đặc sản nên quy trình trồng và chăm sóc rất khó. Do đó, người dân không nên ồ ạt tăng diện tích khi chưa nắm vững kỹ thuật”-ông Thắm khuyến cáo.

Vườn sầu riêng của gia đình ông Phạm Văn Khoa (thôn 4, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) có nhiều quả non rụng liên tục, không thể kiểm soát được. Ảnh: Sang Phương

Vườn sầu riêng của gia đình ông Phạm Văn Khoa (thôn 4, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) có nhiều quả non rụng liên tục, không thể kiểm soát được. Ảnh: Sang Phương

Theo ông Võ Văn Tấn-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh: Toàn huyện có 753 ha sầu riêng, trong đó có hơn 160 ha trong thời kỳ thu hoạch. Do ảnh hưởng bởi thời tiết trong thời gian qua nên nhiều vườn sầu riêng bị rụng hoa, quả non gần 20%.

“Để giúp vườn cây phục hồi và giảm tỷ lệ rụng hoa, quả non, chúng tôi khuyến cáo bà con sử dụng phân bón trung vi lượng. Nếu gặp mưa nhiều cần sử dụng một số biện pháp phòng trừ nấm bệnh do mưa gây ra, ngoài việc đề phòng bệnh còn giúp cây nhanh phục hồi. Cùng với đó là sử dụng cây gỗ, đòn chằng chống kịp thời khi mưa kèm gió lớn nhằm hạn chế ngã đổ. Đồng thời, hạn chế việc mở rộng diện tích trồng sầu riêng, tránh nguy cơ gặp rủi ro giảm giá do cung vượt cầu”-ông Tấn cho hay.

Huyện Chư Sê có 500 ha sầu riêng, trong đó, khoảng 300 ha trong thời kỳ kinh doanh. Năm nay, tình hình thời tiết diễn biến bất thường đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sầu riêng. Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Qua nắm bắt sơ bộ, năng suất sầu riêng năm nay giảm so với năm trước, người dân cũng không tránh khỏi nguy cơ mất mùa. Hiện các xã, thị trấn chưa thống kê đầy đủ thiệt hại do các vườn sầu riêng vẫn tiếp tục rụng quả.

“Trước tình hình thời tiết diễn biến bất lợi, chúng tôi phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn người dân tập trung chăm sóc vườn sầu riêng cho đến khi thu hoạch. Cùng với đó, vận động người dân phòng trừ các loại bệnh trên cây sầu riêng để đảm bảo năng suất”-ông Hợp thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.