Đắk Nông: Vỡ quy hoạch phát triển cây sầu riêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tỉnh Đắk Nông quy hoạch đến năm 2025 sẽ phát triển 5.000ha sầu riêng . Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 6.139ha sầu riêng. Con số đã vượt xa so với quy hoạch nhưng dự báo vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Những năm gần đây diện tích cây sầu riêng ở Đắk Nông đã gia tăng với tốc độ rất nhanh. Ảnh: Bảo Lâm

Những năm gần đây diện tích cây sầu riêng ở Đắk Nông đã gia tăng với tốc độ rất nhanh. Ảnh: Bảo Lâm

Nơi nào cũng trồng sầu riêng

Thời gian qua, việc được xuất khẩu chính ngạch sầu riêng và một số loại cây ăn quả có tiềm năng đang mang lại nhiều cơ hội, lợi ích lợi cho ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông.

Bên cạnh cơ hội phát triển từ việc xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc, chính quyền các địa phương đang đối mặt với tình trạng người dân chủ động mở rộng diện tích sầu riêng ở các vùng có điều kiện đất đai không phù hợp.

Nhiều bà con bỏ qua khuyến cáo, tự phát chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng sầu riêng. Điều này khiến cho ngành chức năng lo ngại về những hệ lụy sau này.

Đơn cử như ở huyện Tuy Đức, trong 3 năm trở lại đây, giá sầu riêng luôn giữ ở mức cao, nên diện tích loại cây này trên địa bàn huyện Tuy Đức tăng nhanh, bình quân tăng 150ha – 200ha/năm. Các giống sầu riêng trồng chủ yếu gồm sầu riêng ghép Ri6, Dona, Musang king, Monthong.

Huyện Tuy Đức có hơn 1.000 ha sầu riêng, có 372 ha cho thu hoạch, sản lượng quả thu hoạch ước đạt 2.458 tấn/năm. Sầu riêng được trồng khắp các địa bàn trong huyện.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, tỉnh quy hoạch phát triển đến năm 2025 diện tích sầu riêng sẽ là 5.000ha.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã có 6.139ha sầu riêng, vượt xa quy hoạch. Ngành chức năng dự báo, diện tích loại cây trồng này ở Đắk Nông sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Sầu riêng hiện đang mang lại thu nhập cao nên có sức hút lớn đối với người nông dân. Ảnh: Bảo Lâm

Sầu riêng hiện đang mang lại thu nhập cao nên có sức hút lớn đối với người nông dân. Ảnh: Bảo Lâm

Bỏ mặc khuyến cáo của cơ quan chức năng

Sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Tỉnh Đắk Nông định hướng phát triển vùng trồng sầu riêng quy mô lớn phục vụ xuất khẩu...

Ngoài ra, một phần cũng do người dân có tâm lý nóng vội, muốn phát triển loại cây trồng này một cách nhanh chóng để tạo nguồn thu nhập cao.

"Nếu nông dân sản xuất sầu riêng tự phát, không theo quy chuẩn xuất khẩu, lượng sầu riêng sản xuất ra sẽ dẫn đến cung vượt cầu, lúc đó giá bán sẽ thấp và không đem lại hiệu quả, trong khi đó việc đầu tư cho một cây sầu riêng không hề nhỏ" - Bà Nguyễn Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết.

Trước thực trạng người dân phát triển "nóng" sầu riêng, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra khuyến cáo với người dân.

Cụ thể, việc phát triển sầu riêng ồ ạt, thiếu kiểm soát, theo phong trào, không theo định hướng quy hoạch sẽ xảy ra hậu quả khó lường. Sầu riêng sẽ đứng trước nguy cơ cung vượt quá cầu, dư thừa. Phát triển sầu riêng ở các vùng không chủ động được nước tưới sẽ gây thiệt hại lớn về năng suất và chất lượng sầu riêng của Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khuyến khích trồng sầu riêng cần theo định hướng thị trường, liên kết sản xuất, chuẩn hóa quy trình từ lúc canh tác, thu hoạch đến chế biến, vận chuyển, phân phối… để nâng giá trị gia tăng.

Có thể bạn quan tâm