The New York Times viết trong bài ngày 2/11, có đoạn: "Các bạn đã biết Donald Trump. Ông ấy không phù hợp để lãnh đạo. Hay nhìn ông ấy. Hãy nghe những người biết ông ấy rõ nhất" và cho ông Trump là "mối đe dọa cho nền dân chủ".
Tờ báo còn liệt kê ra những hành động “mất điểm” của ông Trump như cố gắng lật đổ cuộc bầu cử, giúp đảo ngược phán quyết về quyền phá thai, "với hậu quả tồi tệ".
Bài viết của The New York Times đính kèm hơn 2 chục ý kiến khác chỉ trích ông Trump. Mặc dù kêu gọi không bỏ phiếu cho ông Trump nhưng bài báo không hề nhắc đến đối thủ của ông là bà Harris.
Theo tổng hợp của trang Semafor, vẫn có một số tòa soạn bày tỏ quan điểm về cuộc bầu cử, các ứng viên, đa số ủng hộ bà Harris.
Các tòa soạn lớn như The Washington Post và Los Angeles Times chưa biểu hiện ủng hộ ứng viên nào trong kỳ bầu cử. Quyết định này đã gây tranh cãi và khiến họ bị mất một lượng độc giả lớn.
Các hãng truyền thông lớn nắm trong tay cả chục tờ báo, bảo vệ quyết định gia giảm bày tỏ ý kiến và chỉ đưa tin theo sự thật vào thời điểm thích hợp.
Một số báo địa phương cho rằng người Mỹ không cần các ban biên tập thông báo việc bỏ phiếu của họ.
Trên thực tế, sự gia tăng tính đảng phái trong chính trị và các tòa soạn liên tục ủng hộ cùng một đảng mỗi kỳ bầu cử, sự ủng hộ đó đã trở nên ít ý nghĩa hơn.
Trong khi đó, sự thay đổi của The Washington Post và Los Angeles Times, trở nên có lợi cho ông Trump.
Los Angeles Times không giải thích quyết định của báo. Bà Nika Soon-Shiong, con gái của ông chủ Patrick Soon-shiong của báo này, nói với CNN rằng cha bà ngăn việc ủng hộ bà Harris là bởi phó tổng thống ủng hộ cuộc chiến của Israel tại Dải Gaza. Tỉ phú Patrick Soon-shiong sau đó bác bỏ thông tin này, nhấn mạnh con gái ông không có vai trò gì tại Los Angeles Times và chỉ nêu quan điểm cá nhân.
Phong trào Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA), những người ủng hộ cựu tổng thống Trump mạnh mẽ, cho biết ủng hộ cuộc bầu cử được tiến hành công bằng. Họ tin ông Trump tất yếu sẽ chiến thắng và không ai có thể cản đường ông.
MAGA đã lên kế hoạch để giành lại "cuộc bầu cử bị đánh cắp" nếu ông Trump bị tuyên bố là thất cử. Họ sẵn sàng đệ đơn lên tòa án, gây sức ép để các nghị sĩ không chứng nhận kết quả kiểm phiếu đại cử tri, thậm chí khuyến khích biểu tình cho đến ngày 6/1/2025, khi quốc hội Mỹ chính thức công nhận ứng viên chiến thắng.
"Tôi đã có kế hoạch và chiến lược", cựu lính đặc nhiệm Mỹ Ivan Raiklin, nhà hoạt động MAGA có quan hệ mật thiết với các trợ lý của ông Trump, phát biểu ở bang Pennsylvania ngày 12/10. "Và ngày 6/1 sắp tới sẽ rất thú vị".
Cuộc đua bầu cử Mỹ tại 7 bang chiến địa giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đang ở thế quyết liệt khi chỉ còn vài ngày nữa là đến Ngày bầu cử.
Cụ thể, ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris dẫn trước ở bang Nevada, Georgia, Michigan và Wisconsin trong khi ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump dẫn trước ở Arizona và Bắc Carolina. Hai ứng viên về cơ bản ngang nhau ở Pennsylvania và điều này có nghĩa là cuộc cạnh tranh quyết liệt nhất sẽ diễn ra ở đây.
Kết quả thăm dò trên toàn quốc của 538 tính đến chiều 2/11 cho thấy, bà Harris dẫn trước ông Trump 1,2 điểm (48% và 46,8%).