Phán quyết mới trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tòa án Tối cao Mỹ vừa ra phán quyết về quy định phiếu bầu tại bang chiến địa Pennsylvania, một trong những tâm điểm của kỳ bầu cử tổng thống năm nay.

Tòa án Tối cao Mỹ ngày 1.11 giữ nguyên phán quyết của tòa án tiểu bang Pennsylvania về việc sẽ tính phiếu dự phòng cho cử tri khi phiếu bầu qua thư bị từ chối do sai sót kỹ thuật, qua đó bác kháng nghị từ đảng Cộng hòa.

Chuyện phiếu bầu qua thư

Theo quy định tại Pennsylvania, cử tri khi bỏ phiếu qua thư cần 2 phong bì: một cái niêm phong lá phiếu để đảm bảo bí mật, bì thư còn lại để điền nội dung gửi qua đường bưu điện. Người nào bỏ phiếu qua thư trước hạn chót thì sẽ không được dùng phiếu dự phòng vào ngày bầu cử 5.11, theo The Guardian. Sau phán quyết từ Tòa án Tối cao, cử tri có thể thực hiện quyền bầu cử tại các điểm bỏ phiếu trực tiếp nếu trước đó lỡ không niêm phong phiếu bầu.

Đảng Cộng hòa cho rằng hàng chục ngàn phiếu bầu có thể vướng tranh cãi và không nên được tính, đặc biệt tại Pennsylvania - bang có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả bầu cử tổng thống và thượng viện năm nay. Cựu Tổng thống Donald Trump thắng phiếu đại cử tri tại Pennsylvania năm 2016, còn Tổng thống Joe Biden thắng tại đây năm 2020, góp phần vào chiến thắng chung cuộc.

Hiện chưa rõ quy mô và tác động từ phán quyết trên, trong khi các hãng truyền thông Mỹ mô tả diễn biến trên có thể ảnh hưởng đến "hàng ngàn lá phiếu". Đảng Dân chủ đã tận dụng phán quyết của tòa để chỉ trích phe Cộng hòa và ông Trump. "Ông Trump và các đồng minh đã khiến phiếu bầu của các bạn khó được tính hơn, nhưng thể chế của chúng ta mạnh hơn đòn công kích của ông ấy", chiến dịch tranh cử của Phó tổng thống Kamala Harris ra tuyên bố ngày 1.11.

Người dân bỏ phiếu qua thư tại Pennsylvania ngày 15.10
Người dân bỏ phiếu qua thư tại Pennsylvania ngày 15.10

Cũng tại Pennsylvania, tòa án ở hạt Erie đã yêu cầu các quan chức giải quyết tình trạng gần 20.000 lá phiếu qua thư không gửi đến cử tri để họ điền và nộp về cơ quan bầu cử trước hạn chót ở tiểu bang. Cùng với đó, ít nhất 365 cử tri nhận phiếu có trùng mã vạch với người khác. Tòa án cũng yêu cầu chuẩn bị thêm phiếu dự phòng để người dân đi bầu trực tiếp trong ngày 5.11, trước việc xuất hiện nhiều trục trặc khi chuyển phát phiếu qua thư.

"Làn sóng" kiện tụng

Diễn biến trên tại Pennsylvania nằm trong những rắc rối tại kỳ bầu cử năm nay, đó là các khiếu nại và kiện tụng về phiếu bầu. Các chuyên gia pháp lý cho rằng có thể xuất hiện "làn sóng" đơn kiện đổ về tòa án các cấp. Sau cuộc bầu cử năm 2020, ông Trump và các đồng minh đã gửi hơn 60 đơn kiện với kỳ vọng đảo ngược kết quả, nhiều vụ tập trung vào cáo buộc gian lận phiếu bầu. Một số vụ kiện được chuyển lên Tòa án Tối cao Mỹ, nhưng bị tòa này từ chối thụ lý.

Theo chuyên trang theo dõi kiện tụng ở Mỹ Democracy Docket, các tòa cấp tiểu bang và liên bang trong năm nay đã nhận khoảng 196 vụ kiện liên quan bầu cử tại 40 bang. Trong đó, Ủy ban toàn quốc đảng Cộng hòa liên quan hàng chục vụ kiện mà đơn vị này cho rằng nhằm đảm bảo tính minh bạch bầu cử.

Reuters ngày 1.11 dẫn lời luật sư Jason Torchinsky chuyên về bầu cử Mỹ, từng đại diện một số đảng viên Cộng hòa, cho rằng các vụ kiện đã thất bại ở tòa cấp thấp sẽ khó được Tòa án Tối cao tiếp nhận.

Ông Trump, bà Harris vận động cùng thành phố

Đài CNN đưa tin hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris ngày 1.11 đã dừng chân ở TP.Milwaukee (bang Wisconsin) nhằm thu hút cử tri tại bang chiến địa. Cả hai đều đưa ra những thông điệp tranh cử và kêu gọi người dân đi bỏ phiếu. Đây là lần xuất hiện thứ hai của cả ông Trump và bà Harris tại Wisconsin trong một tuần, cũng là lần cuối ở tiểu bang chiến địa này trước khi đến ngày bầu cử 5.11.

Theo Bảo Hoàng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".