Bà Kamala Harris: Cú đảo ngược vận mệnh và 'khách hàng' duy nhất!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bà Kamala Harris sinh ra tại TP Oakland, bang California, có cha mẹ là người nhập cư. Mẹ bà là người Ấn Độ còn cha là người Jamaica.

Nữ ứng viên tổng thống Đảng Dân Chủ - Phó Thống Mỹ Kamala Harris đã lớn lên với di sản văn hóa Ấn Độ của người mẹ đơn thân theo đạo Hindu tên Shyamala Gopalan Harris, một nhà nghiên cứu về ung thư và là nhà hoạt động dân quyền.

Bà Kamala Harris. Ảnh: Bloomberg
Bà Kamala Harris. Ảnh: Bloomberg

Sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa

Bà Harris được sinh ra trong gia đình một đôi vợ chồng nhập cư, với mẹ là người Ấn Độ, cha là người Jamaica. Đôi vợ chồng này đã ly hôn khi con gái họ vừa mới 5 tuổi.

Sống cùng mẹ, bà Harris và em gái đã lớn lên giữa sự hòa trộn văn hóa Ấn Độ với văn hóa của người da màu tại TP Oakland, bang California.

Theo đài BBC, nguồn gốc và quá trình được nuôi dạy giữa văn hóa của hai chủng tộc có thể giúp bà Harris dễ dàng tiếp cận và thu hút nhiều người Mỹ hơn. Những vùng đất có sự thay đổi nhân khẩu học nhanh chóng sẽ coi bà là biểu tượng của khát vọng.

Bà Harris cũng mô tả thời gian học tập tại Đại học Howard, một trong những viện đại học dành cho người da màu nổi tiếng nhất cả nước, là một trong những trải nghiệm hình thành nên cuộc đời bà.

Bà Kamala Harris (trái) và mẹ Ảnh: Instagram
Bà Kamala Harris (trái) và mẹ Ảnh: Instagram

Bà Harris đã xây dựng sự nghiệp như thế nào?

Theo BBC, bà Harris đã bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình với tư cách là công tố viên quận - hoặc công tố viên cấp cao - cho hạt Alameda và sau đó là TP San Francisco (giai đoạn 2004-2011).

Sau đó, bà làm nên lịch sử khi trở thành Tổng chưởng lý bang California, trở thành người phụ nữ đầu tiên và là người da màu đầu tiên trở thành công tố viên hàng đầu tại bang đông dân nhất nước Mỹ.

Bà Harris đã tận dụng đà phát triển đó để thúc đẩy chiến dịch tranh cử thành công năm 2016 với tư cách là thượng nghị sĩ tiếp theo của bang California, một vị trí mà bà đã gây tiếng vang với phong cách công tố viên của mình tại các phiên điều trần.

Tuy vậy, bà không thành công trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020 vì những khoảnh khắc tranh luận thất bại. Bà dường như gặp khó khăn trong việc nêu rõ hệ tư tưởng và cương lĩnh chính sách của mình khi đó.

Chiến dịch tranh cử của bà đã thất bại chỉ sau chưa đầy một năm và chính ứng viên Đảng Dân chủ năm đó - nay là Tổng thống Mỹ Joe Biden - đã đưa người phụ nữ 59 tuổi này trở lại sự chú ý khi chọn bà làm liên danh phó tổng thống.

Đảo ngược vận mệnh

Ông Gil Duran, cựu giám đốc truyền thông của bà Harris, gọi đây là "một sự đảo ngược vận mệnh lớn".

"Nhiều người không nghĩ bà ấy có đủ kỷ luật và sự tập trung để thăng tiến lên vị trí trong Nhà Trắng nhanh như vậy, mặc dù mọi người đều biết bà ấy có tham vọng và tiềm năng trở thành ngôi sao. Rõ ràng là bà ấy có tài năng bẩm sinh" - ông Duran nói.

Bà Kamala Harris. Ảnh: Bloomberg
Bà Kamala Harris. Ảnh: Bloomberg

Trong thời gian làm phó tổng thống Mỹ, bà Harris tập trung vào một số sáng kiến quan trọng và đóng vai trò hàng đầu trong nhiều thành tựu được ca ngợi nhất của chính quyền ông Biden.

Bà cũng lập kỷ lục mới về số phiếu bầu phá vỡ thế bế tắc cao nhất của một phó tổng thống trong lịch sử Thượng viện Mỹ, giúp thông qua Đạo luật Giảm lạm phát và Kế hoạch Cứu trợ nước Mỹ.

Ông Biden cũng kêu gọi bà Harris lãnh đạo các nỗ lực giải quyết nguyên nhân gốc rễ của tình trạng di cư trong bối cảnh dòng người di cư không có giấy tờ kỷ lục đổ về biên giới Mỹ - Mexico.

Đây là vấn đề mà những người phản đối chỉ ra là bà chưa đạt được đủ tiến triển, khiến bà bị Đảng Cộng hòa và một số đảng viên Đảng Dân chủ chỉ trích vì mất 6 tháng để lên kế hoạch cho chuyến đi đến biên giới sau khi nhậm chức.

Gần đây hơn, bà Harris là người đại diện cho chính quyền nêu bật những tác hại do lệnh cấm phá thai gây ra sau khi Tòa án Tối cao hồi năm 2022 lật ngược phán quyết Roe kiện Wade, một tiền lệ kéo dài nửa thế kỷ nhằm đảm bảo quyền phá thai.

"Khách hàng" duy nhất!

Cuộc chiến về quyền sinh sản đã trở thành tâm điểm trong suốt đại hội Đảng Dân chủ vào tháng 8, phù hợp với thông điệp truyền cảm hứng rộng lớn hơn của bà Harris: Tự do.

Bà Harris cũng đang tìm cách giới thiệu lại mình với các cử tri, khi một số cuộc thăm dò cho thấy nhiều người coi đối thủ của bà - cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump - gần với trung tâm của "quang phổ chính trị" hơn.

Trong chiến dịch tranh cử năm 2020, bà đã ca ngợi các khuynh hướng tiến bộ về nhập cư và các vấn đề khác nhưng liên tục phải đối mặt những chỉ trích về quá khứ làm công tố viên của mình.

Bà cũng nêu bật việc ông Trump bị kết án trong khi bà là đại diện của lực lượng thực thi pháp luật.

Nữ ứng viên hàng đầu của Đảng Dân chủ cũng hứa sẽ thực hiện chương trình nghị sự tiến bộ nhằm nâng cao đời sống của những gia đình trung lưu như gia đình bà. "Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi chỉ có một khách hàng duy nhất: người dân" - bà Harris nói.

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".