Sáp nhập viện vào trường ĐH: Viên chức không thích nghi việc mới, được đổi việc khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi sáp nhập vào trường ĐH, viên chức không thể thích nghi với công việc mới sẽ được sắp xếp, bố trí một công việc khác sau tối đa 24 tháng. Đây là một các nội dung đáng chú ý trong dự thảo đề án sáp nhập viện nghiên cứu vào 1 trường ĐH.

Cán bộ kỹ thuật của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu chuyển giao kỹ thuật canh tác giống lạc năng suất cao cho nông dân tỉnh Bình Thuận
Cán bộ kỹ thuật của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu chuyển giao kỹ thuật canh tác giống lạc năng suất cao cho nông dân tỉnh Bình Thuận

Sáp nhập nguyên trạng viện nghiên cứu vào trường ĐH

Theo phương án đề xuất sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công thương thời gian tới, 2 viện nghiên cứu trực thuộc bộ này sẽ được sáp nhập vào 2 trường ĐH. Một trong số đó là sáp nhập Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu vào Trường ĐH Công thương TP.HCM.

Theo đó, Bộ Công thương yêu cầu 2 đơn vị tổ chức phổ biến, quán triệt các nghị quyết, thông báo, kế hoạch sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ năm 2024-2025 bảo đảm tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Bộ Công thương giao Trường ĐH Công thương TP.HCM chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu, các vụ chức năng thuộc bộ để tổ chức xây dựng đề án sáp nhập nguyên trạng viện vào trường, bảo đảm phù hợp quy định pháp luật.

Trường ĐH Công thương TP.HCM đã hoàn tất dự thảo Đề án sáp nhập Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu vào Trường ĐH Công thương TP.HCM. Trước khi sáp nhập, Trường ĐH Công thương TP.HCM hiện có 789 nhân sự, trong đó đội ngũ giảng dạy chiếm trên 73%. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu có 40 người.

Nguyên tắc của dự thảo đề án là sáp nhập nguyên trạng toàn bộ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cùng với toàn bộ nhân lực, tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp từ Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu sang Trường ĐH Công thương TP.HCM. Theo đó, sáp nhập toàn bộ các phòng chức năng thuộc viện vào các phòng chức năng tương ứng của trường và giữ nguyên cơ cấu tổ chức của trường hiện nay. Viện là tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc trường, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng và tài khoản riêng để hoạt động, giao dịch theo quy định của pháp luật.

Quyền lợi người lao động sau sáp nhập ra sao?

Một nội dung đáng chú ý trong quá trình sắp xếp là đảm bảo quyền lợi người lao động. Theo đó, Trường ĐH Công thương TP.HCM sau sáp nhập sẽ sử dụng tất cả cán bộ, viên chức, người lao động của viện. Nhân sự chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ thì được giải quyết chính sách tinh giảm biên chế theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31.12.2024 của Chính phủ.

Dự thảo đề án cũng nêu phương án đảm bảo quyền lợi cán bộ, viên chức và người lao động. Trường sẽ tiếp nhận toàn bộ nhân sự của viện và bố trí công việc phù hợp với chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm của từng người, đảm bảo không có sự xáo trộn lớn trong công việc hiện tại. Chế độ lương, phụ cấp và các khoản đãi ngộ người lao động đang được hưởng tại viện sẽ được duy trì sau khi sáp nhập vào trường.

Các nhân sự không giữ chức vụ quản lý, có trình độ thạc sĩ trở lên đáp ứng điều kiện giảng dạy ĐH, được chuyển đổi sang ngạch giảng viên và tương đương, được làm việc tại viện và tại trường; ưu tiên bố trí thời gian làm công tác nghiên cứu khoa học và tham gia tập sự giảng dạy hoặc trợ giảng; được trường tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí tiếp tục học tập nâng cao trình độ. Trong thời gian tập sự, giảng viên chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, đồng thời giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, để dành thời gian tham gia dự giờ, trợ giảng và tham gia thực tập, thực tế. Thời gian tập sự giảng dạy hoặc trợ giảng là tối đa 2 năm.

Những viên chức chưa đáp ứng điều kiện đào tạo trình độ ĐH sẽ được bố trí tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học với viện và làm việc ở các phòng thí nghiệm, phòng thực hành hoặc các đơn vị phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ. Trường sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa để người lao động nâng cao trình độ và bố trí công tác mới sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.

Cũng theo dự thảo đề án sáp nhập 2 đơn vị của Bộ Công thương, trường hợp viên chức đã cố gắng thích nghi với công việc mới sau khi sáp nhập nhưng sau tối đa 24 tháng vẫn nhận thấy công việc không phù hợp, sẽ được sắp xếp, bố trí một công việc khác (tối đa thay đổi 1 lần) hoặc thực hiện chính sách tinh giảm biên chế, nhằm đảm bảo quyền lợi cho viên chức.

Theo Hà Ánh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Những thủ khoa đặc biệt

Những thủ khoa đặc biệt

Nhiều câu chuyện khó tin nhưng có thật của các bạn trẻ xuất sắc như đạt danh hiệu thủ khoa đầu vào lẫn đầu ra của trường đại học; học tập trong thời gian rất ngắn và thi đỗ thủ khoa hay được tặng thưởng Huân chương Lao động khi còn là cậu học sinh lớp 12.

APC Gia Lai: Trường học hạnh phúc

APC Gia Lai: Trường học hạnh phúc

(GLO)- 10 năm chưa phải là chặng đường quá dài nhưng cũng đủ để chứng minh cho những kết quả đáng tự hào của Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai (APC Gia Lai).

Đón học sinh... trong đêm

Đón học sinh... trong đêm

(GLO)- Khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ say thì những cô giáo ở các trường mầm non thuộc Binh đoàn 15 đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Chư Prông đã mở cửa đón học sinh từ tay cha mẹ các em. Việc làm này của các cô nhằm giúp phụ huynh là công nhân cạo mủ ra lô cao su đúng giờ.

Mang mùa xuân về với người nghèo và học sinh vùng khó

Mang mùa xuân về với người nghèo và học sinh vùng khó

(GLO)- Tết Ất Tỵ đang đến gần. Với truyền thống “đoàn kết, tương thân, tương ái” vì cuộc sống cộng đồng, nhóm thiện nguyện Đồng Khánh Tâm (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ huyện Kông Chro vừa tổ chức chương trình “Xuân sẻ chia-Tết sum vầy 2025”.