Sản phẩm này của Việt Nam có gì hay mà Mỹ mạnh tay chi 9,1 tỷ USD mua về sử dụng?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Dù đối mặt nhiều khó khăn, trị giá xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản năm 2021 vẫn thu về kết quả ngoạn mục 15,6 tỷ USD, xuất siêu 12,6 tỷ USD. Trong đó, Mỹ là thị trường mua đồ gỗ của Việt Nam nhiều nhất.
 

Xuất khẩu gỗ lập kỷ lục, riêng thị trường Mỹ đạt 9,1 tỷ USD

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trị giá xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản năm 2021 ước đạt trên 15,6 tỷ USD, tăng trên 18% so với năm 2020, Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Đáng chú ý, con số kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2021 vượt đáng kể so với kế hoạch xuất khẩu 14 tỷ USD đặt ra từ đầu năm. Cả năm 2021, toàn ngành xuất siêu cao, ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2020.

Phát biểu tại hội nghị giao ban đánh giá kết quả năm 2021 và bàn giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản cho năm 2022 do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Bộ NNPTNT tổ chức mới đây, ông Bùi Chính Nghĩa - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, trị giá xuất khẩu gỗ, lâm sản vào một số thị trường truyền thống giữ mức tăng trưởng cao.

"Điều này cho thấy các doanh nghiệp chế biến đã tranh thủ tận dụng thời cơ phát triển mở rộng thị trường trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung và cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia" - ông Bùi Chính Nghĩa đánh giá.

Hiện, gỗ và lâm sản của Việt Nam được xuất sang trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 13,98 tỷ USD, chiếm 89,5 % giá trị xuất khẩu lâm sản của cả nước.

Trong đó, chỉ tính riêng tại thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ năm 2021 đạt 9,1 tỷ USD, tăng 21,4 % so với năm 2020; tiếp theo là thị trường Trung Quốc đạt 1,5 tỷ USD, Nhật Bản 1,45 tỷ USD.


 

Xuất khẩu gỗ lập kỷ lục, riêng thị trường Mỹ đạt 9,1 tỷ USD. Trong ảnh: Dây chuyền chế biến gỗ của Công ty Lâm Việt (Bình Dương). Ảnh: P.V
Xuất khẩu gỗ lập kỷ lục, riêng thị trường Mỹ đạt 9,1 tỷ USD. Trong ảnh: Dây chuyền chế biến gỗ của Công ty Lâm Việt (Bình Dương). Ảnh: P.V
Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 15,6 tỷ USD. Mục tiêu năm 2022 phấn đấu đưa trị giá xuất khẩu đạt từ 16,5 tỷ USD trở lên, tăng 5,7% so với 2021.

Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, kết quả xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vượt xa mục tiêu đặt ra, một trong những nguyên nhân đáng chú ý là sự chuyển biến mạnh mẽ trong giai đoạn cuối năm khi Chính phủ chuyển từ chiến lược "Zero Covid-19" sang "sống chung" với dịch.

"Bên cạnh đó, điểm quan trọng còn là sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành, vượt khó hướng tới phát triển bền vững"- ông Lập nói.


"Nhắm" trên 16,5 tỷ USD trong 2022, Mỹ, Trung Quốc vẫn là thị trường chính

Hiện, Việt Nam đã phê chuẩn và đang triển khai theo lộ trình các FTA song phương và đa phương như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)…

Điều này giúp thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng của các nước tham gia FTA được cắt giảm hoặc xóa bỏ, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, đây là thuận lợi lớn cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ năm 2022.

Tuy nhiên, ông Bùi Chính Nghĩa cũng nêu rõ, đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, kéo dài tiếp tục là những thách thức tác động tới ngành công nghiệp chế biến gỗ trong thời gian tới.

Ngoài ra, các thị trường chính xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ của Việt Nam ngày càng yêu cầu thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Thời gian tới nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, ông Lập đề nghị doanh nghiệp được tiếp cận tiêm vaccine mũi 3 sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cùng "chung tay" với doanh nghiệp chuyển dịch từ nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu sang gỗ rừng trồng trong nước. Muốn vậy, cơ chế chính sách về đất đai phải thay đổi mang tính đột phá.

Với các doanh nghiệp trong ngành, ông Lập cho rằng cần thay đổi phương thức sản xuất, đóng gói, giao hàng.

"Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng như cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan chứ năng nhằm giảm thiểu rủi ro trong nguồn cung gỗ nhập khẩu, gian lận thương mại, kiến nghị cơ quan chức năng thực hiện rà soát kỹ nguồn đầu tư FDI có tính rủi ro cao" - ông Lập nhấn mạnh.

 

https://danviet.vn/san-pham-nay-cua-viet-nam-co-gi-hay-ma-my-manh-tay-chi-91-ty-usd-mua-ve-su-dung-2021121917371203.htm

Theo Khánh Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Toyota Avanza Premio sở hữu diện mạo mạnh mẽ và năng động

Toyota Avanza Premio 2022: Xe cho người tiết kiệm, giá trên 617 triệu đồng

(GLO)- Toyota Avanza Premio là mẫu MPV nhập khẩu từ Indonesia, được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm DNGA của Daihatsu, mang đến một sự thay đổi mạnh mẽ trong thiết kế ngoại và nội thất. Xe sở hữu hai tùy chọn cấu hình là số sàn MT giá hơn 617 triệu đồng và CVT giá trên 617 triệu đồng.

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

(GLO)- Tại triển lãm ôtô Việt Nam 2024 (VMS 2024) ở TP. Hồ Chí Minh, GAC giới thiệu mẫu MPV GAC M6 Pro với hai phiên bản GL và GS. Đây là dòng MPV nhập khẩu từ Trung Quốc với thiết kế vuông vức và tiện ích hiện đại, hứa hẹn là một lựa chọn hấp dẫn trong phân khúc MPV có giá dưới 1 tỷ đồng.

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

(GLO)- Suzuki Ertiga 2022 là một trong những mẫu MPV cỡ nhỏ phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở phân khúc xe gia đình. Với động cơ hybrid nhẹ, Suzuki Ertiga không chỉ mang lại khả năng vận hành ổn định mà còn tiết kiệm nhiên liệu vượt trội so với các mẫu xe cùng phân khúc.