Sản lượng nước ép trái cây của Gia Lai tăng hơn 58% so với cùng kỳ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tính từ đầu năm đến nay, sản lượng nước ép trái cây của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai thực hiện được 17.830 tấn, đạt 63,7% kế hoạch, tăng hơn 58% so với cùng kỳ.

Sản lượng vượt cao là nhờ các doanh nghiệp đã ổn định được nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng tập trung đầu tư nhiều vào công nghệ, đặc biệt là công nghệ chế biến sâu để tạo ra nguồn hàng có chất lượng, cũng như đa dạng hóa sản phẩm từ các loại cây ăn quả phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nhờ việc liên kết trồng cây ăn quả đã giúp các doanh nghiệp chủ động nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Ảnh: Đ.T

Nhờ việc liên kết trồng cây ăn quả đã giúp các doanh nghiệp chủ động nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Ảnh: Đ.T

Hiện trên địa bàn tỉnh có các nhà máy chế biến lớn với tổng công suất chế biến lên đến hơn 100.000 tấn sản phẩm/năm, như Nhà máy chế biến rau quả của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO Gia Lai); Nhà máy sơ chế, chế biến, đóng gói trái cây tươi và trái cây cấp đông IQF của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai; Nhà máy chế biến trái cây Quicornac của Công ty DIVAFRUIT S.A; Nhà máy chế biến sản phẩm trái cây của Công ty vật tư tổng hợp Hưng Nguyên… Việc các nhà máy đi vào hoạt động và phát huy công suất đã góp phần nâng cao chuỗi giá trị cây ăn quả-một mặt hàng nông sản có tiềm năng, lợi thế rất lớn của Gia Lai.

Ước tính kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ cây ăn quả hiện đạt khoảng 100 triệu USD mỗi năm. Đây sẽ là mặt hàng xuất khẩu đóng góp kim ngạch lớn cho tỉnh trong tương lai khi hiện nay nhu cầu của nước ngoài rất lớn, đặc biệt là thị trường EU.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.