Salon tóc miễn phí giữa phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian gần đây, nhiều tiệm cắt tóc “0 đồng” xuất hiện trên địa bàn TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Với vài chiếc ghế nhựa cùng bộ đồ nghề, các bạn trẻ đã lan tỏa tình yêu thương, sự ấm áp đến cộng đồng.

15 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trên vỉa hè đường Phan Đình Phùng (trước cổng trụ sở Tỉnh Đoàn), 6 thợ trẻ của Nhẫn Barber Shop (số 123 Cách Mạng Tháng Tám, phường Hoa Lư) lại đứng cắt tóc miễn phí cho người dân. Để người dân dễ dàng nhận ra, một tấm biển với dòng chữ “cắt tóc 0 đồng” và khoảng 10 chiếc ghế nhựa được bày biện trên vỉa hè. “Tiệm” phục vụ từ 15 giờ đến 18 giờ cho tất cả mọi người có nhu cầu, nhưng phần đông là người chạy xe ôm, thợ xây, bán vé số, học sinh.

Chia sẻ về mục đích mở tiệm cắt tóc “0 đồng”, anh Trần Hữu Pháp-Chủ tiệm Nhẫn Barber Shop-cho biết: “Thấy nhiều lao động có hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi muốn giúp đỡ họ nhưng lại không có kinh phí. Vì vậy, chúng tôi mới nghĩ ra cách cắt tóc miễn phí. Thay vì di chuyển nhiều địa điểm, chúng tôi cắt tóc tại một điểm cố định để mọi người biết và đến cắt tóc nhiều hơn. Vừa làm được việc tốt mà các học viên còn được nâng cao tay nghề”.

Các thợ trẻ của LV Barber Shop cắt tóc miễn phí tại Công viên Nguyễn Viết Xuân. Ảnh: Minh Nhật

Các thợ trẻ của LV Barber Shop cắt tóc miễn phí tại Công viên Nguyễn Viết Xuân. Ảnh: Minh Nhật

Tại Nhẫn Barber Shop, khách phải trả 40-60 ngàn đồng cho 1 lần cắt tóc. Khi anh Pháp đề xuất ý tưởng cắt tóc miễn phí, những người thợ của Nhẫn Barber Shop đều nhiệt tình hưởng ứng. Anh Trần Hoàng Nhân cho biết: “Em và các bạn cảm thấy vui vì được cắt tóc miễn phí cho mọi người. Vừa làm được việc tốt mà chúng em còn có thêm cơ hội để nâng cao tay nghề”.

Theo anh Pháp, trung bình mỗi ngày, nhóm thợ của anh cắt tóc miễn phí cho 15-20 người. Nhiều người xem đây là “mối ruột” và đến cắt tóc hàng tháng. Ông Phạm Văn Hùng (số 25 Nguyễn Hữu Huân, phường Tây Sơn) cho hay: “Thấy các bạn trẻ cắt tóc 0 đồng, tôi đến cắt thử. Hoạt động này rất ý nghĩa, giúp các bạn trẻ nâng cao tay nghề, tôi thì tiết kiệm được vài chục ngàn đồng mỗi lần cắt tóc”.

Nhiều người sau khi cắt tóc có nhã ý trả tiền cho các thợ trẻ nhưng họ đều từ chối. Một số khách hàng cắt tóc xong liền mua trái cây, nước uống ủng hộ các bạn trẻ. “Ngoài địa điểm này, chúng tôi còn cắt tóc miễn phí 2 lần/tháng cho các bệnh nhân ở Bệnh viện Y dược cổ truyền-Phục hồi chức năng tỉnh. Ngoài ra, tiệm còn phối hợp với các câu lạc bộ từ thiện đi cắt tóc miễn phí cho người dân ở các làng khó khăn. Chúng tôi sẽ cố gắng duy trì hoạt động này”-anh Pháp tâm sự.

Cũng với mục đích sẻ chia khó khăn với người dân, LV Barber Shop (số 206 Hùng Vương, phường Hội Thương) cũng triển khai hoạt động “cắt tóc 0 đồng”. Hoạt động diễn ra từ 8 giờ đến 11 giờ trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh và từ 14 giờ đến 17 giờ tại Công viên Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú). Nhóm có 5 thành viên, duy trì phục vụ tất cả các ngày trong tuần.

Mỗi ngày, nhóm bạn LV Barber Shop cắt tóc miễn phí cho khoảng 30-40 khách. Anh Nguyễn Anh Tuấn-Chủ tiệm LV Barber Shop-cho biết: “Tôi thường dặn anh em cắt tóc miễn phí nhưng phải nhiệt tình, trách nhiệm. Làm được như thế là mang lại lợi ích cho cả hai, khách có một mái tóc ưng ý mà không mất tiền, còn thợ thì được rèn tay nghề. Sau khi cắt xong, chúng tôi mong muốn khách giới thiệu bạn bè, người quen đến cắt miễn phí”.

Chính vì điều đó mà tiệm cắt tóc vỉa hè của LV Barber Shop lúc nào cũng nườm nượp khách ra vào. Tranh thủ cuối ngày, chị Hoàng Thị Lệ Hiền (số 52 Ngô Gia Khảm, phường Hội Phú) chở 2 con trai đi cắt tóc. Chị Hiền bày tỏ: “Tôi thấy hoạt động cắt tóc miễn phí này rất nhân văn. Vật giá leo thang từng ngày, nhiều khoản phải chi tiêu nên việc làm này giúp người lao động tiết kiệm chi tiêu. Dù là cắt tóc không lấy tiền nhưng anh em thợ đều hỏi han rất kỹ ý định, tư vấn kiểu tóc phù hợp cho khách”.

Khách được cắt tóc miễn phí vui vì tiết kiệm chi tiêu, bản thân người thợ trẻ thì nhận được những niềm vui nho nhỏ và rèn luyện tay nghề. Hành động đẹp của các bạn trẻ tạo sự lan tỏa về tình thương yêu và nhận được sự ủng hộ và khen ngợi của mọi người. Và, nói như chủ tiệm LV Barber Shop thì: “Chúng tôi dự định duy trì hoạt động này thêm nhiều năm nữa để lan tỏa thông điệp “San sẻ yêu thương”. LV Barber Shop còn cắt tóc miễn phí ngay tại tiệm cho người dân làm nghề xe ôm, bán vé số và người có hoàn cảnh khó khăn”.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.