Rừng chưa bình yên sau chỉ đạo của Thủ tướng - Kỳ 1: Cuộc chiến giữ rừng vùng giáp ranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở Gia Lai, khu vực huyện Krông Pa là nơi còn lại khá dày cây rừng nguyên sinh. Ở đây, chuyện kiểm lâm bị lâm tặc nhắn tin dọa giết, đòi hành hung, hãm hại người thân là chuyện xảy ra rất thường xuyên.

Ở tỉnh Gia Lai, khu vực huyện Krông Pa là nơi còn lại khá dày cây rừng nguyên sinh. Vùng giáp ranh giữa ba tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đak Lak này đóng vai trò là những cánh rừng đầu nguồn, cung cấp nước cho hệ thống sông Ba chảy về Phú Yên và góp phần cắt lũ, nhưng nhiều năm nay rừng ở khu vực này đang bị phá với tốc độ chóng mặt.

 

Hàng chục mét khối gỗ lậu bị phát hiện khi đi qua chốt kiểm lâm trên quốc lộ 14B ở xã Đại Hồng (Đại Lộc, Quảng Nam).
Hàng chục mét khối gỗ lậu bị phát hiện khi đi qua chốt kiểm lâm trên quốc lộ 14B ở xã Đại Hồng (Đại Lộc, Quảng Nam).

Hạt phó Hạt kiểm lâm Krông Pa Đinh Xuân Vương giở bản đồ vùng giáp ranh này và chỉ cho chúng tôi thấy địa thế vô cùng khó khăn khi phải giữ rừng trong một tình cảnh “tứ bề thọ địch”. Phía tây giáp tỉnh Đak Lak.

Ở đây còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar, Đak Lak) là một trong nhiều điểm nóng phá rừng diễn ra từ nhiều năm nay.

Phía đông giáp tỉnh Phú Yên. Chính vì địa bàn giáp ranh giao thoa như vậy nên lâm tặc từ các tỉnh lợi dụng tràn qua rừng Krông Pa cắt gỗ, từ đây gỗ được kết bè xuôi theo sông Krông Năng đổ ra sông Ba và đưa về tỉnh Phú Yên.

Theo ông Vương, hiện Krông Pa còn lại 86.000ha rừng. Nhiều cán bộ kiểm lâm ở huyện Krông Pa cho biết rừng tại vùng này có lượng gỗ quý tương đối lớn, nhiều năm nay tình trạng săn lùng gỗ hương, các loại gỗ có chất lượng tốt diễn ra nóng bỏng, khiến công việc của kiểm lâm càng thêm nặng nề.

Chuyện kiểm lâm bị lâm tặc nhắn tin dọa giết, đòi hành hung, hãm hại người thân là chuyện xảy ra rất thường xuyên. Trước áp lực lớn như vậy, đã có nhiều cán bộ diện hợp đồng quyết định nghỉ việc về nhà làm rẫy.

 

Xử lý nghiêm vụ phá rừng pơmu

Trao đổi với P.V, đại tá Nguyễn Đức Dũng-Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Công an tỉnh Quảng Nam đã khẩn trương điều tra vụ án phá rừng pơmu tại Nam Giang.

Hiện 20 bị can đã bị khởi tố, tinh thần là xử lý sớm để đảm bảo an toàn cho việc quản lý bảo vệ rừng, đồng thời định hướng dư luận.

Tuy nhiên, vì có liên quan đến lực lượng biên phòng nên phải chuyển hồ sơ, tang vật sang Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng xử lý và tiếp tục điều tra làm rõ.

Thời điểm các vụ phá rừng liên tiếp xảy ra, lâm tặc từ các vùng giáp ranh tràn vào chặt gỗ khiến nhiều kiểm lâm lần lượt bị kỷ luật. Trong tình cảnh bất lực, một lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Krông Pa lúc đó đã viết trên trang Zalo cá nhân của mình lúc 2 giờ sáng: “Làm cũng chết, mà không làm cũng chết”.

Theo vị này, lực lượng kiểm lâm mỏng, chế độ, trang bị cho người giữ rừng còn thiếu thốn, trong khi áp lực giữ rừng là quá lớn khiến nhiều người thời điểm đó có tâm lý chán nản.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.