Rà soát, tích hợp chính sách giảm nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch rà soát, tích hợp chính sách giảm nghèo giai đoạn 2017 - 2018.

Mục tiêu của Kế hoạch là 100% các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tiếp tục rà soát, đánh giá tác động việc thực hiện chính sách, đề xuất các nội dung chính sách cần tích hợp, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo hướng tập trung, gọn đầu mối, giảm bớt số lượng văn bản, tránh trùng chéo, không dàn trải, đảm bảo đúng tiến độ, mục tiêu, nội dung kế hoạch đề ra.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, sẽ tiến hành rà soát chính sách thuộc các lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ về lao động - việc làm, hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách cán bộ, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ về thông tin và truyền thông và chính sách giảm nghèo nói chung.

Kiến nghị tích hợp, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ chính sách theo hướng: Xác định rõ vai trò chủ trì và các bên tham gia, có cơ chế phối kết hợp cụ thể ngay từ khâu lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đối với các chính sách được tích hợp và lồng ghép nguồn lực; giảm chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo; tăng nguồn lực đầu tư và cân đối nguồn lực trung hạn của Nhà nước cho các chính sách, chương trình giảm nghèo.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho hỗ trợ tạo sinh kế và phát triển vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; cải cách thủ tục hành chính và phương thức để người dân, cộng đồng tham gia và tiếp cận chính sách giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo.

Các bộ, ngành, địa phương đề xuất cơ chế, giải pháp tác động nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ xã hội cơ bản theo hướng tiếp cận đa chiều; cơ chế, giải pháp lồng ghép nguồn lực thực hiện 21 chương trình có mục tiêu với Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ tích hợp 2 văn bản chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non đối với trẻ 3 - 5 tuổi (Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015 và Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015).

Bên cạnh đó, xây dựng Nghị định của Chính phủ tích hợp các văn bản về học bổng chính sách và hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên học tập tại các cơ sở đào tạo (Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001; Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học; Quyết định  số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên cao đẳng, trung cấp).

Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ tích hợp 3 chính sách cán bộ ở địa bàn đặc biệt khó khăn (Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về Chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo hướng loại bỏ sự trùng chéo trong chính sách, có mức độ ưu tiên khác nhau giữa các xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi và dân tộc ở xa trung tâm huyện và điều kiện đi lại còn khó khăn, các xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi và dân tộc khác, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tích hợp Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện; nghiên cứu, đề xuất thay đổi phương thức hỗ trợ tiền điện phù hợp, hiệu quả.

Hoàng Diên/Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

(GLO)- Sau 3 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp hỗ trợ thành lập 14 HTX và 16 tổ hợp tác/tổ liên kết do phụ nữ quản lý.

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

Tin vắn

UBND tỉnh đồng ý chủ trương hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện Vĩnh Thạnh với số tiền 5 tỷ đồng để làm nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức đến công tác tại xã Vĩnh Sơn mới sau khi sáp nhập.

Tuyên dương 340 học sinh giỏi ở phường Bồng Sơn

Sáng 27.6, Hội Khuyến học phường Bồng Sơn (TX Hoài Nhơn) phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng 340 học sinh tiểu học và THCS đạt thành tích xuất sắc tại các kỳ thi học sinh giỏi năm học 2024 - 2025.

null