Ra mắt 2 thí nghiệm hóa học ảo miễn phí cho học sinh tiểu học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai  thí nghiệm ảo phiên bản tiếng Việt vừa ra mắt, cho phép trẻ em thực hiện miễn phí nhiều thí nghiệm hóa học thú vị và bổ ích.

Học sinh tiểu học tham gia phòng thí nghiệm ảo BASF B.H.
Học sinh tiểu học tham gia phòng thí nghiệm ảo BASF B.H.


Tập đoàn hóa chất BASF vừa ra mắt thêm hai thí nghiệm bằng tiếng Việt trên nền tảng trực tuyến  (https://thinghiemvui.basf.com). Đây là một trang web cho phép trẻ em thực hiện miễn phí nhiều thí nghiệm hóa học thú vị và bổ ích.

Trước đó, BASF Việt Nam đã phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức tập huấn dành cho giáo viên và học sinh Trường tiểu học Dương Văn Lịch (huyện Nhà Bè, TP.HCM) làm quen với các thí nghiệm trực tuyến hấp dẫn và qua đó tìm hiểu vai trò của hóa học trong đời sống hằng ngày. Dịp này, công ty đã trao tặng 20 bộ máy tính cho nhà trường nhằm giúp giáo viên và các em học sinh có thể tiếp cận với khoa học và công nghệ máy tính dễ dàng hơn.

 

 Học sinh tiểu học được thực hiện miễn phí nhiều thí nghiệm hóa học thú vị và bổ ích trên phòng thí nghiệm ảo này - Ảnh: B.H.
Học sinh tiểu học được thực hiện miễn phí nhiều thí nghiệm hóa học thú vị và bổ ích trên phòng thí nghiệm ảo này - Ảnh: B.H.



Về hai thí nghiệm mới ra mắt, thí nghiệm “Năng lượng mặt trời” sẽ giúp học sinh khám phá cách hoạt động của tấm pin mặt trời và cách lắp đặt để có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường một cách tối ưu. Trong khi đó, thông qua thí nghiệm “Hạt xốp bí ẩn” học sinh sẽ được tìm hiểu về vật liệu cách nhiệt và sự khác biệt của chúng, sau đó học cách tự tay tạo ranhững vật liệu cách nhiệt này.

Phòng thí nghiệm ảo BASF là một sáng kiến thuộc chương trình BASF Kids’ Lab (Bé làm thí nghiệm), một chương trình giáo dục hóa học thực hành dành cho học sinh tiểu học trên toàn thế giới. Tham gia phòng thí nghiệm ảo, học sinh được trải nghiệm niềm vui khám phá thế giới hóa học mọi lúc,mọi nơi.

Bên cạnh đó, trong từng bước tiến hành thí nghiệm, trẻ sẽ nhận được sự trợ giúp và giải thích rất dễ hiểu từ nhân vật hoạt hình Tiến sĩ Bong Bóng, chủ nhiệm phòng thí nghiệm.


Các thí nghiệm mới liên tục được cập nhật. Trước đó, 5 thí nghiệm bằng tiếng Việt đã có trước đây bao gồm: “Truy tìm dấu vết”, “Tiệm bánh kỳ diệu”, “Bong bóng tinh nghịch”, “Giải cứu nước bẩn” và “Xử lý vết lem cứng đầu”. Các nhà khoa học nhí trong độ tuổi từ 8 đến 12 có thể lựa chọn bất cứ thí nghiệm nào, từ đó khám phá kiến thức khoa học thông qua những điều gần gũi với đời sống như cách lọc và làm sạch nước bẩn, tại sao đồ giặt bị lem màu, cũng như cách hoạt động của năng lượng mặt trời và cơ chế quang hợp….

Phòng thí nghiệm ảo BASF hiện được vận hành với nhiều ngôn ngữ: Tiếng Đức, Anh, Tây Ban Nha, Hàn, Nhật và Trung… BASF Kids’Lab là một chương trình toàn cầu nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học tự nhiên trong các em nhỏ, đến nay đã thu hút gần 5.000 học sinh tiểu học tham gia trên địa bàn thành phố.

“Năm nay, vì lý do dịch bệnh, chúng tôi rất tiếc đã không thể tổ chức chương trình Kids’ Lab (Bé làm thí nghiệm) như truyền thống. Thay vào đó, chúng tôi đã đầu tư phát triển Phòng thí nghiệm ảo BASF, nhằm cung cấp thêm cho các nhà khoa học tương lai các hoạt động thí nghiệm trực tuyến thú vị và bổ ích. Với trang web này, các em có thể khám phá thế giới hóa học tuyệt vời tại trường học hoặc ở nhà một cách an toàn, thoải mái", ông Erick Contreras, Tổng giám đốc, BASF Việt Nam, cho biết.

Theo BẢO HÂN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.