Quý I-2024: Thu hút FDI cả nước đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, quý I-2024 (tính đến ngày 20-3), tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 644 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đạt hơn 4,77 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ về số dự án và tăng 57,9% so với cùng kỳ về số vốn đăng ký.

So sánh vốn FDI 3 tháng đầu năm 2024 với cùng kỳ. Ảnh: MPI

So sánh vốn FDI 3 tháng đầu năm 2024 với cùng kỳ. Ảnh: MPI

Có 248 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 934,6 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái về số dự án và giảm 22,6% về số vốn đăng ký. Có 604 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 3 tháng đầu năm với tổng giá trị vốn góp đạt 466,2 triệu USD, giảm 14,1% so với cùng kỳ về lượt góp vốn và giảm 61,7% về số vốn đăng ký.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 3,93 tỷ USD, chiếm gần 63,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm nhẹ 1,3% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỷ USD, chiếm 25,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ...

3 tháng đầu năm 2024, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút FDI với tổng vốn đầu tư đạt gần 3,93 tỷ USD

3 tháng đầu năm 2024, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút FDI với tổng vốn đầu tư đạt gần 3,93 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2024, có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 2,55 tỷ USD, chiếm 41,3% tổng vốn đầu tư, tăng 51,3% so với cùng kỳ 2023. Hồng Kông (Trung Quốc) đứng thứ hai với hơn 1,05 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng vốn đầu tư, gấp gần hơn 2,3 lần so với cùng kỳ. Đầu tư của Singapore và Hồng Kông chủ yếu là đầu tư mới, chiếm lần lượt 89,5% và 79,1% tổng vốn đầu tư của Singapore và Hồng Kông trong 3 tháng. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản…

Đồng thời, trong 3 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đứng đầu là Hà Nội, sau đó lần lượt là Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai… (xem bảng).

Cơ cấu dòng vốn FDI 3 tháng đầu năm 2024 theo địa phương. Ảnh: MPI

Cơ cấu dòng vốn FDI 3 tháng đầu năm 2024 theo địa phương. Ảnh: MPI

Tính lũy kế đến ngày 20-3-2024, cả nước có 39.758 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 475,83 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 301,8 tỷ USD, bằng 63,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.