Quy định mức phân bổ kinh phí cho xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tại Nghị quyết số 54/2023/NQ-HĐND tỉnh của HĐND tỉnh Gia Lai đã quy định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, ngân sách nhà nước đảm bảo chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ảnh nguồn quochoi.vn
Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ảnh nguồn quochoi.vn

Cụ thể: Dự thảo nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND được ban hành mới hoặc thay thế với các mức chi, gồm: Dự thảo nghị quyết của HĐND (cấp tỉnh là 30 triệu đồng/dự thảo; cấp huyện 15 triệu đồng/dự thảo; cấp xã 10 triệu đồng/dự thảo). Dự thảo quyết định của UBND (cấp tỉnh là 20 triệu đồng/dự thảo; cấp huyện 10 triệu đồng/dự thảo; cấp xã 8 triệu đồng/dự thảo).

Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều, có mức phân bổ kinh phí bằng 80% mức phân bổ kinh phí của văn bản tương ứng được quy định ở trên.

Kinh phí cho hoạt động thẩm định, thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nằm trong mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo quy định đã nói ở trên (bao gồm cả kinh phí họp, nhận xét, báo cáo và các công việc khác liên quan đến công tác thẩm định).

Cụ thể, kinh phí thẩm định, thẩm tra đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh là 3,7 triệu đồng/hồ sơ đề nghị. Kinh phí thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, gồm: Đối với dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành mới là 2 triệu đồng/dự thảo; đối với dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung là 1,5 triệu đồng/dự thảo. Đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh ban hành mới là 2 triệu đồng/dự thảo; đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung là 1,5 triệu đồng/dự thảo.

Riêng đối với các nội dung khác có liên quan đến việc phân bổ kinh phí đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật không quy định trong Nghị quyết này thì được thực hiện theo Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28-12-2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 6-7-2022 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 338/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 68/2017/NQ-HĐND ngày 13-7-2017 của HĐND tỉnh Gia Lai về việc áp dụng trực tiếp định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trường hợp văn bản viện dẫn tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thì áp dụng quy định tại văn bản mới.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

null