Quảng Ngãi: Ở "vương quốc" quế có 2 loại trái rừng "bắt mắt lạ tai" mà lại ngon miệng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ vang danh là vương quốc của cây quế, huyện miền núi Trà Bồng ở Quảng Ngãi còn là xứ sở của nhiều loại trái cây rừng ưa thích của người miền xuôi trong tỉnh, đặc biệt là lớp trẻ.
 


Những ngày cuối tháng 8, cũng là thời điểm vào mùa thu hoạch trái hường và nẻ, đây cũng là 2 trong số trái rừng được xem là đặc sản khá nổi tiếng của vùng miền núi Quảng Ngãi.

 

Trái hường.
Trái hường.



Theo đó dọc tuyến đường từ TP.Quảng Ngãi lên huyện này, tại các đoạn trung tâm huyện Trà Bồng, đèo Eo Chim (xã Trà Lãnh) và trung tâm xã Trà Phong, trái hường và nẻ được người dân trong vùng bẻ hái, bày bán khá nhiều ở ven đường.
 

 Tùy theo thời điểm mà trái hường được bán với giá dao động từ 15-25.000 đồng/chục (12 trái).
Tùy theo thời điểm mà trái hường được bán với giá dao động từ 15-25.000 đồng/chục (12 trái).



Trái hường có hình dáng, kích cỡ, màu sắc khá giống với cam nhưng vỏ dày, múi thịt bên trong ít hơn. Khi vắt nước, hường có mùi thơm và vị thanh hơn rất nhiều so với đồng loại trồng ở đồng bằng.

Cũng như nhiều cây loại khác ở miền núi Trà Bồng, hường mọc hoang tự nhiên trong rừng, gần đây khi loại trái này được nhiều người mua, một số gia đình mang về trồng trong vườn, rẫy gần nhà.


 

 Một góc rẫy hường của người dân ở huyện Trà Bồng.
Một góc rẫy hường của người dân ở huyện Trà Bồng.


Tuy nhiên với tập quán canh tác "giao cho trời", không phân thuốc và chăm bón nên hường trồng là loại nông sản phẩm sạch 100%, được người miền xuôi ưa chuộng. Tùy theo thời điểm, giá bán của loại trái hường dao động từ 15.000-25.000 đồng/chục (12 trái).

 

 Sau khi hái về, trái nẻ được cột từng chùm nhỏ để bán.
Sau khi hái về, trái nẻ được cột từng chùm nhỏ để bán.



Cũng như hường, nẻ cũng mọc hoang dã trong rừng. Thời điểm chín và thu hoạch hàng năm của trái này thường từ tháng 8-9. Trái nẻ có kích cỡ nhỉnh như ngón tay út, vỏ có màu cam và mỏng, mọc thành chùm dài từ 15-30cm/chùm.  
 

 Khi có dịp đến Trà Bồng vào mùa nẻ, nhiều người miền xuôi thường ghé lại mua về làm quà cho người thân.
Khi có dịp đến Trà Bồng vào mùa nẻ, nhiều người miền xuôi thường ghé lại mua về làm quà cho người thân.



Qua quan sát thần ruột bên trong của trái nẻ cũng có màu như vỏ ngoài nhưng đậm hơn và chia thành các múi, cơm mỏng, hạt màu trắng đục như hạt chanh. Khi ăn có vị chua pha chút ngọt ngọt thanh thanh.

 

 Phần ruột bên trong của trái nẻ.
Phần ruột bên trong của trái nẻ.



 Theo đó vào thời điểm thu hoạch, sáng sớm hàng ngày người dân trong các bản làng thường đi tìm hái mang về, buộc thành từng chùm nhỏ và mang ra bày bán với giá từ 5.000-10.000 đồng/chùm.

https://danviet.vn/quang-ngai-o-vuong-quoc-que-co-2-loai-trai-rung-bat-mat-la-tai-ma-lai-ngon-mieng-20200825114230757.htm


 

Theo NHIỆT BĂNG (Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.