Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh

Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả quản lý cửa khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đã đẩy mạnh thực hiện thủ tục biên phòng điện tử trong hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu nhằm tăng tính hiệu quả trong việc quản lý cửa khẩu.

Hiện nay, tại Trạm Kiểm soát Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, trung bình mỗi tháng có khoảng 12.500 lượt khách làm thủ tục xuất nhập cảnh và lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu trên 52.200 tấn.

Đại úy Nguyễn Trọng Thiên-Phó Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh-cho biết: Lượng khách xuất nhập cảnh chủ yếu là người dân sống gần khu vực biên giới giữa hai tỉnh Gia Lai-Ratanakiri và công nhân các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện những dự án kinh tế trồng cây công nghiệp ở Campuchia. Giấy tờ xuất nhập cảnh chủ yếu bằng hộ chiếu, giấy thông hành biên giới.

Đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu chủ yếu thuộc các công ty trên địa bàn tỉnh Gia Lai vận chuyển các mặt hàng tiêu dùng, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc, năng lượng điện; nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng nông sản theo mùa như: sắn lát, hạt điều thô, đậu lạc, đậu tương, chuối, xoài...

hinh-2-hang-hoa-cua-doanh-nghiep-qua-cua-khau-quoc-te-le-thanh-huu-lanh.jpg
Các phương tiện vận chuyển hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Hữu Lanh


Trong thời gian qua, để nâng cao hiệu quả quản lý cửa khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người dân hai bên biên giới qua lại thuận lợi, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đã tích cực triển khai thủ tục biên phòng điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giải quyết thủ tục hành chính.

Trung tá Đỗ Như Kiên-Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh-thông tin: “Những năm qua, đơn vị được quan tâm đầu tư các trang-thiết bị để kiểm soát cửa khẩu, trong đó tiêu biểu có hệ thống máy tính, máy kiểm tra hộ chiếu, đầu đọc hộ chiếu, máy in thị thực và các loại trang-thiết bị chuyên dụng khác để phục vụ công tác kiểm soát cửa khẩu.

Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đơn vị cũng đã tích cực chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ tại cửa khẩu, qua đó sử dụng thành thạo, phát huy hiệu quả vai trò của trang-thiết bị trong quá trình kiểm soát cửa khẩu.”

hinh-3-nhan-vien-kiem-soat-lam-thu-tuc-x-nc-huu-lanh.jpg
Nhân viên kiểm soát làm thủ tục xuất-nhập cảnh. Ảnh: Hữu Lanh


Ngoài ra, để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý cửa khẩu, bảo vệ biên giới trong tình hình mới và bắt nhịp cùng xu thế số hóa, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh xúc tiến triển khai việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng kết nối đồng bộ với hệ thống cửa khẩu toàn quốc để người dân và doanh nghiệp khai báo, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin điện tử Quốc gia, loại bỏ việc giải quyết hồ sơ giấy.
Khi đó, trừ một số thủ tục đặc thù, người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện khai báo và nhận kết quả tại bất cứ địa điểm nào có internet, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu cho người, phương tiện và hàng hóa.

“Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, trong thời gian tới, đơn vị tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng khảo sát hạ tầng cơ sở để tiến tới xây dựng hệ thống cửa khẩu tự động, trong đó có hệ thống máy móc, camera giám sát nhận diện biển số, hệ thống tự động kiểm tra bằng vân tay, bằng hình ảnh, qua đó đơn giản thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian làm thủ tục cho hành khách từ 5 phút xuống còn 1 phút và giảm thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ 5 phút xuống còn 2 phút”-Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh cho biết thêm.

hinh-1-hang-hoa-cua-doanh-nghiep-qua-cua-khau-quoc-te-le-thanh-huu-lanh.jpg
Hàng hóa của doanh nghiệp qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Hữu Lanh

Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã cho thấy hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Vì vậy, khi áp dụng thành công chuyển đổi số vào giải quyết các thủ tục hành chính, xây dựng được “Cửa khẩu thông minh” sẽ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý cửa khẩu, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho hành khách.

Bên cạnh đó, lưu trữ được dữ liệu, hình ảnh của hành khách phục vụ công tác nghiệp vụ và nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng-chống các hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật tại cửa khẩu. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc trao đổi, phối hợp giữa các ngành, địa phương, đơn vị chức năng và lực lượng bảo vệ biên giới 2 bên để duy trì các giải pháp lưu thông cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi nhất phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025. Hội nghị do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm.

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

(GLO)- Thời điểm này, các đơn vị thuộc Quân đoàn 34 đang bước vào cao điểm huấn luyện chuyên ngành. Quân đoàn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện cho bộ đội kỹ năng xử lý tình huống, khai thác, làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại được biên chế.

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

(GLO)- Chiều 29-6, tại TP. Quy Nhơn, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai về sắp xếp tổ chức cán bộ Công an cấp tỉnh và Công an cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Các chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 trong giờ đọc báo. Ảnh: đơn vị cung cấp.

Lữ đoàn Pháo phòng không 234 chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

(GLO)- Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn Pháo phòng không 234 (Quân đoàn 34) đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội trong cán bộ, chiến sĩ.

Sắp xếp, tổ chức quân sự địa phương: Đảm bảo ổn định, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Sắp xếp, tổ chức quân sự địa phương: Đảm bảo ổn định, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Việc tổ chức lại cơ quan quân sự địa phương theo mô hình mới là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa mang tính cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài trong xây dựng quân đội nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai (mới) “tinh, gọn, mạnh” nói riêng.

Trường Quân sự Quân đoàn 34: Hướng đến chính quy, thông minh, hiện đại

Trường Quân sự Quân đoàn 34: Hướng đến chính quy, thông minh, hiện đại

Trong hai ngày 24 - 25.6, Ðảng ủy Trường Quân sự Quân đoàn 34 sẽ tổ chức Ðại hội đại biểu Ðảng bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ðây là dấu mốc đặc biệt quan trọng, khởi đầu cho quá trình xây dựng và phát triển của đơn vị; hướng đến mục tiêu xây dựng nhà trường “Chính quy, thông minh, hiện đại”, đáp ứng yêu cầu,
Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

null