Gia Lai triển khai “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn về việc triển khai thực hiện “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2025.

2quangcanh.jpg
Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024. Ảnh: Phạm Ngọc

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng; tích cực tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, cây xanh cảnh quan; hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động; sử dụng có hiệu quả quỹ đất để trồng rừng, trồng cây phân tán, chuyển đổi cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp để góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.

Huy động tối đa nguồn lực của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch trồng rừng được giao.

Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp về phát triển lâm nghiệp bền vững theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20-1-2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI; Chương trình hành động số 899/CTr-UBND ngày 9-5-2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030 và các văn bản có liên quan; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng và diện tích trồng rừng năm 2025.

Bên cạnh đó, tổ chức phát động và thực hiện phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và trồng cây phân tán ở địa phương năm 2025; huy động nguồn lực từ xã hội hóa, các nguồn vốn hợp pháp khác, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng đảm bảo chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp năm 2025 và cả giai đoạn 2021-2025.

Việc tổ chức phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; thời điểm tiến hành vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ (ngày 19-5), Ngày Môi trường Thế giới (5-6) hoặc các dịp kỷ niệm, ngày lễ lớn; phù hợp với điều kiện thời tiết cụ thể để đảm bảo cây sau khi trồng đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.

Có thể bạn quan tâm

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Tìm lại hương cà phê xưa

Tìm lại hương cà phê xưa

(GLO)- Robusta sẻ và Yellow Bourbon là 2 dòng cà phê xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX khi người Pháp đưa vào trồng tại các đồn điền ở Việt Nam.

Diện mạo nông thôn của huyện Ia Pa ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.C

Ia Pa khát vọng vươn lên

(GLO)- Huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) khép lại năm 2024 với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện tiếp tục tạo đột phá trong năm mới, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm kỳ 2020-2025.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ảnh: Đ.M.P

Một lần thăm trại thương binh

(GLO)- Dù tỉnh Kon Tum đã “ra riêng” từ lâu, nhưng ký ức về một thời chung tỉnh vẫn còn mãi trong tôi. Đặc biệt là lần tôi được tháp tùng Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Sỹ đến thăm Trại thương binh nặng của tỉnh Gia Lai-Kon Tum, khi ấy đóng ở thị xã Kon Tum hồi cuối tháng 12-1989.

Bình yên Kông Chro

E-magazineBình yên Kông Chro

(GLO)- Không nổi bật trên bản đồ du lịch Gia Lai, nhưng Kông Chro-vùng đất ở Đông Trường Sơn luôn mang lại những cảm xúc ở mọi điểm đến, trên mọi cung đường từ những trải nghiệm đời sống hết sức bình dị.