Xây dựng nông thôn mới, nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn đang còn nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết.

Từ năm 2022 đến nay, người dân xã Ia Hiao (huyện Phú Thiện) đã hiến hơn 3.000 m2 đất để xây dựng đường liên thôn, liên xã kiên cố, rộng rãi hơn.

Ông Nay Xoăn (buôn Chư Knông, xã Ia Hiao) chia sẻ: “Đường sá trong buôn trước đây rất nhỏ, bà con đi lại không thuận tiện. Vì vậy, khi xã kêu gọi hiến đất làm đường, bà con đều vui vẻ hưởng ứng. Dù phải lùi hàng rào vào 2 m và chặt bỏ cây vú sữa lâu năm nhưng tôi rất vui vì đã góp phần làm cho đường sá rộng rãi hơn”.

xay-dung-nong-thon-moi-bg.jpg
Người dân xã Ia Hiao (huyện Phú Thiện) tự nguyện hiến đất làm đường. Ảnh: N.H

Xã Ia Hiao có đến hơn 2/3 số hộ là người dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ người dân biết thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực chung tay cùng địa phương xây dựng NTM nên xã đã hoàn thành 12/19 tiêu chí. Xã đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí còn lại để đến cuối năm 2024 sẽ đạt chuẩn NTM.

Ông Trịnh Văn Sang-Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện-cho biết: Bên cạnh việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao thu nhập cho người dân, huyện còn chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá tổng thể các tiêu chí của chương trình xây dựng NTM, từ đó xác định những khó khăn, vướng mắc để tập trung tháo gỡ.

Đến nay, huyện đã có 6 xã và 22 thôn, làng đạt chuẩn NTM. Năm 2024, huyện phấn đấu có thêm 2 xã Ia Hiao và Chư A Thai và 7 thôn, làng đạt chuẩn NTM; đồng thời, giữ vững, nâng cao chất lượng tiêu chí tại các xã đã đạt chuẩn NTM.

Thời gian qua, huyện Đức Cơ cũng tập trung triển khai nhiều nội dung để thực hiện chương trình xây dựng NTM. Cụ thể, huyện đã đầu tư xây dựng, sửa chữa 156 km đường giao thông; huy động người dân đóng góp 421 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 22 công trình. Đến nay, huyện có 3/9 xã và 5 làng đạt chuẩn NTM.

Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Ngọc Phận cho hay: “Riêng từ đầu năm đến nay, huyện đã triển khai được khá nhiều phần việc như: đầu tư xây dựng, sửa chữa gần 35 km đường giao thông, mương thoát nước; đầu tư xây dựng 12 phòng học, 28 phòng học bộ môn tại các trường mầm non, tiểu học, THCS; xây dựng 1 nhà sinh hoạt cộng đồng...

Bên cạnh đó, huyện đã sắp xếp, bố trí ổn định dân cư cho 105 hộ tại làng Le 2, xã Ia Lang; xây dựng khu giết mổ tập trung tại xã Ia Kriêng; xây dựng 1 chợ xã”.

Có thể thấy, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn được đầu tư xây dựng đồng bộ; hệ thống giao thông nông thôn được mở rộng. Nhiều mô hình, dự án liên kết được quan tâm, đẩy mạnh giúp tăng thu nhập cho người dân...

Tuy vậy, theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa: Tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ để nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng NTM. Đó là tiến độ giải ngân nguồn vốn đạt thấp. Năm 2024, tổng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương hỗ trợ triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM mới trên địa bàn tỉnh là 483,606 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư phát triển mới đạt 41%, vốn sự nghiệp đạt 11%.

Cũng theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, một số địa phương chưa quyết liệt trong tổ chức thực hiện chương trình, đăng ký kế hoạch với tỉnh nhưng chưa quyết tâm thực hiện dẫn đến không đạt mục tiêu như huyện Kbang, Chư Sê, Chư Păh, Krông Pa, Mang Yang.

Bên cạnh đó, một số tiêu chí đã đạt nhưng chưa bền vững như: thu nhập, nghèo đa chiều, môi trường và an toàn thực phẩm; tiến độ triển khai các chương trình chuyên đề còn rất chậm.

22.jpg
Hệ thống giao thông các thôn, buôn trên địa bàn tỉnh được đầu tư nhờ huy động sức dân thông qua chương trình xây dựng NTM. Ảnh: N.D

Ngày 23-10 vừa qua, UBND tỉnh đã có Công văn số 2471/UBND-NL về việc tập trung đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024 và giai đoạn 2021-2025. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các tiêu chí NTM do ngành phụ trách, nhất là các tiêu chí về quy hoạch, thu nhập, hộ nghèo, môi trường, nước sạch, tổ chức sản xuất ở nông thôn, quốc phòng và an ninh; chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định các tiêu chí cấp xã và kết quả thẩm tra tiêu chí cấp huyện; phải đánh giá rõ ràng, cụ thể đạt hay không đạt; không để xảy ra tình trạng nợ tiêu chí hoặc thiếu hụt các chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí NTM.

Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã được giao và khẩn trương phê duyệt, tổ chức triển khai các mô hình như: thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh tại xã Biển Hồ (TP. Pleiku); xây dựng trung tâm thu mua-cung ứng nông sản an toàn cấp huyện tại xã Kon Thụp (huyện Mang Yang); công trình khoan giếng cấp nước sạch tập trung tại trên địa bàn xã Ia Peng và xã Ia Hiao (huyện Phú Thiện) đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

(GLO)- Nhờ gieo trồng đúng mùa và chăm sóc tỉ mỉ, những bông lay ơn, huệ, vạn thọ, cúc... đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, giá bán chỉ bằng một nửa so với mọi năm, các nhà vườn ở đây đang thấp thỏm mong chờ bán được giá cao những ngày sát Tết.