Tập trung khắc phục tình trạng “rớt chuẩn” nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sau khi rà soát, đánh giá lại theo Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, các xã NTM trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đều “rớt chuẩn”.

Hiện UBND thị xã Ayun Pa đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ và tìm giải pháp giúp các xã hoàn thành các tiêu chí chưa đạt trong thời gian tới.

Nhiều tiêu chí “rớt chuẩn”

Năm 2017, Ia Rtô là xã đầu tiên của thị xã Ayun Pa hoàn thành 19/19 tiêu chí và được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, qua rà soát, đánh giá lại theo Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 thì Ia Rtô chỉ còn đạt 17/19 tiêu chí. Trong đó, tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất văn hóa) chưa đạt là do chưa có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao.

Theo Chủ tịch UBND xã Lê Ngọc Long, nguồn vốn đầu tư để đạt tiêu chí này lên đến 6 tỷ đồng nhưng xã chưa có kinh phí. Do vậy, ngoài việc quy hoạch quỹ đất, xã đã có kế hoạch xin bố trí vốn đầu tư công trong giai đoạn 2026-2030 để triển khai thực hiện.

1-chinh-quyen-va-cac-hoi-doan-the-cua-xa-va-thon-buon-tich-cuc-van-dong-nguoi-dan-tham-gia-dong-bao-hiem-y-te-nham-giam-nhe-ganh-nang-tai-chinh-khi-dau-om-benh-tat.jpg
Chính quyền và các hội, đoàn thể của xã Ia Rtô tích cực vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế. Ảnh: M.P

Bên cạnh đó, tiêu chí số 15 (y tế) quy định tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt từ 90% trở lên nhưng xã Ia Rtô mới đạt 74%. Chủ tịch UBND xã Lê Ngọc Long cho biết thêm: Ngoài những hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đóng BHYT thì người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn khó khăn theo quy định được ngân sách trung ương hỗ trợ 70%; Nghị quyết HĐND tỉnh cũng quy định mức hỗ trợ thêm 20%. Còn lại 10% (tương đương 126.000 đồng/người/năm) thì người dân phải tự đóng. Thế nhưng, toàn xã hiện còn trên 700 người chưa tham gia BHYT.

Tại xã Ia Sao, ngoài 2 tiêu chí bị tụt hạng giống như Ia Rtô thì còn có thêm tiêu chí số 13 (tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn) vì chưa thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương.

Ông Lê Văn Tuệ-Chủ tịch UBND xã Ia Sao-cho biết: Xã đang rà soát lại sản phẩm chủ lực của địa phương để xây dựng mô hình và lựa chọn người thụ hưởng, dự kiến triển khai và hoàn thành tiêu chí này trong năm 2025. Đối với tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, xã cũng đã bố trí mặt bằng xây dựng và đề xuất bố trí kinh phí hỗ trợ đầu tư trong giai đoạn 2026-2030. Còn về tiêu chí BHYT thì đến nay xã đạt trên 70%, số còn lại khoảng 1.100 người đang tiếp tục được chính quyền và các hội đoàn thể xã vận động đóng BHYT.

Theo kết quả rà soát của thị xã Ayun Pa, tất cả 4 xã trên địa bàn đều chưa đạt tiêu chí số 6 theo Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025. Để đạt tiêu chí này, UBND các xã đã rà soát và quy hoạch đất để xây dựng trung tâm văn hóa-thể thao xã nhưng hiện nay không có kinh phí nên phải chờ bố trí nguồn vốn trong thời gian tới.

Nỗ lực nâng hạng

Để nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHYT, chính quyền xã Ia Rtô đã triển khai nhân rộng mô hình “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm heo đất mua BHYT” ở 4 thôn, buôn trên địa bàn. Chủ tịch UBND xã Ia Rtô khẳng định: Mô hình này sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT của xã; đồng thời góp phần thay đổi nhận thức của hội viên phụ nữ cũng như người dân về việc thực hành tiết kiệm mua BHYT nhằm giảm nhẹ gánh nặng tài chính khi đau ốm, bệnh tật.

Cùng với đó, xã cũng phân công cán bộ, công chức phối hợp với các hội, đoàn thể của xã và thôn, buôn “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động người dân. “Chúng tôi đặt ra chỉ tiêu hàng tuần phải vận động từ 150 đến 200 người dân tham gia. Tuy khó nhưng chúng tôi vẫn phải quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu này trong năm 2024”-ông Lê Ngọc Long nêu giải pháp.

1-hien-ubnd-thi-xa-ayun-pa-chi-dao-cac-co-quan-don-vi-tang-cuong-huong-dan-tim-giai-phap-ho-tro-cac-xa-hoan-thanh-tieu-chi-bi-rot-chuan.jpg
Hiện UBND thị xã Ayun Pa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường hướng dẫn, tìm giải pháp hỗ trợ các xã hoàn thành tiêu chí bị rớt chuẩn. Ảnh: Minh Phương

Cùng mục tiêu này, hệ thống chính trị xã Ia Sao cũng đang tích cực vào cuộc nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu trên 90% người dân tham gia BHYT. Chủ tịch UBND xã Ia Sao nhấn mạnh: “Mặt trận và các hội đoàn thể đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia đóng BHYT. Mặt khác, xã cũng huy động nguồn lực xã hội hóa từ các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, buôn và doanh nghiệp để hỗ trợ cho các hộ dân thật sự khó khăn. Đến nay, tỷ lệ người dân tham gia đóng BHYT toàn xã đạt trên 70%. Đối với tỷ lệ 20% còn lại, dự kiến xã sẽ hoàn thành trong tháng 11-2024”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Thanh Quang-Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ayun Pa-thông tin: Đến nay, các xã đạt bình quân 16,26% tiêu chí NTM. Hiện nay còn 2 tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa và BHYT rất khó thực hiện. “Bằng nguồn kinh phí đầu tư các công trình phúc lợi, chúng tôi sẽ phân bổ cho các địa phương để quy hoạch xây dựng nhà văn hóa cấp xã. Tuy nhiên, nguồn kinh phí của địa phương còn hạn hẹp nên chúng tôi đề nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ để các xã hoàn thành tiêu chí này”-ông Quang kiến nghị.

Cũng theo Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ayun Pa: Đối với tiêu chí BHYT thì bằng nội lực của người dân và các nguồn lực khác, thị xã sẽ thực hiện xã hội hóa một phần kinh phí hỗ trợ người dân đóng BHYT. Trong đó, chỉ hỗ trợ người dân mua BHYT thời hạn 3 tháng hoặc 6 tháng để họ tiếp cận với các chính sách khám-chữa bệnh bằng BHYT khi ốm đau, bệnh tật. Riêng tiêu chí số 13, hiện chỉ mới có xã Ia Rtô là đạt; 3 xã còn lại sẽ tích cực hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện hoàn thành trong năm 2025.

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã siết chặt quản lý kết hợp với tăng cường thanh-kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 6.387,3 ha sầu riêng. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai phát triển được 33.250 ha cây ăn quả các loại

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 33.250 ha cây ăn quả các loại (tăng 17.314 ha so với năm 2019).