Xây dựng nông thôn mới: Khó khăn trong thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai đang gặp khó khăn khi thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (ATTP) trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Theo Quyết định số 710/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, để đạt chuẩn tiêu chí môi trường và ATTP, các địa phương phải đạt các chỉ tiêu thành phần như: tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đối với các xã khu vực III đạt từ 20% trở lên (từ 10% trở lên từ hệ thống cấp nước tập trung) và các xã còn lại đạt từ 30% trở lên (từ 10% trở lên từ hệ thống cấp nước tập trung); tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định đạt từ 70% trở lên; tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 100%.

Cùng với đó, tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt từ 70% trở lên; tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường đạt từ 60% trở lên; tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo ATTP đạt 100%; tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt từ 30% trở lên; tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định đạt từ 30% trở lên...

Trong quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nói trên, nhiều địa phương trong tỉnh gặp không ít khó khăn.

Thông qua mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường, người dân làng Đê Gơl (xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang) có nhiều hoạt động thiết thực trong giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Ảnh: L.N

Thông qua mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường, người dân làng Đê Gơl (xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang) có nhiều hoạt động thiết thực trong giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Ảnh: L.N

Xã Lơ Pang (huyện Mang Yang) có 1.218 hộ, trong đó, hơn 91,5% số hộ là người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, xã còn 11/19 tiêu chí chưa đạt, trong đó có tiêu chí môi trường và ATTP. Chủ tịch UBND xã Huỳnh Ngọc Hải cho hay: “Hiện tại, tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch còn thấp. Việc thu gom rác thải nguy hại, rác thải tập trung còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, việc yêu cầu tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo ATTP 100% cũng rất khó thực hiện”.

Theo bà Phan Thị Ngọc Phượng-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang: Để cải thiện cảnh quan môi trường nông thôn, Phòng phối hợp với chính quyền địa phương, Mặt trận và các đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thu gom, xử lý rác thải, di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở, cải tạo vườn tạp, trồng con đường hoa, hàng rào xanh.

“Với đặc thù hơn 60% dân số là người DTTS nên ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. Phần lớn các hộ dân còn thói quen tập kết rác rồi đốt, gây ô nhiễm môi trường hoặc chôn lấp rác sinh hoạt trong khuôn viên vườn nhà. Ngoài ra, bà con có thói quen sinh hoạt tại các bể nước, giọt nước tập trung nên việc xây dựng nhà tắm, nhà tiêu, bể chứa nước hợp vệ sinh còn ít phát huy hiệu quả. Nhiều hộ vẫn chăn nuôi gia súc gần nơi ở hoặc thả rông”-bà Phượng thông tin thêm.

Ông Rơ Châm Phenh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phí (bìa phải) kiểm tra và tuyên truyền người dân bỏ bao bì, chai thuốc bảo vệ thực vật vào bể chứa rác thải nguy hại đúng quy định. Ảnh: L.N

Ông Rơ Châm Phenh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phí (bìa phải) kiểm tra và tuyên truyền người dân bỏ bao bì, chai thuốc bảo vệ thực vật vào bể chứa rác thải nguy hại đúng quy định. Ảnh: L.N

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Trí Quang-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Pa-cho hay: Trên địa bàn huyện còn 10/13 xã chưa đạt tiêu chí môi trường và ATTP. Qua rà soát cho thấy, nhiều xã gặp khó khăn trong thực hiện các chỉ tiêu thành phần như: tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; thu gom, xử lý rác thải. Bên cạnh đó, việc làm nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh hay mai táng, hỏa táng chưa phù hợp với quy định và theo quy hoạch, nhất là trong đồng bào DTTS.

Theo ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 97/182 xã đạt tiêu chí môi trường và ATTP trong xây dựng nông thôn mới.

Tương tự, ông Lê Xuân Dũng-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Păh-cho biết: Đến nay, huyện có 6/12 xã đạt chỉ tiêu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định; 4 xã đạt chỉ tiêu tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; 5 xã đạt chỉ tiêu tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn; 5 xã đạt chỉ tiêu tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh-sạch-đẹp; tuyên truyền, vận động hộ DTTS xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh đảm bảo 3 sạch và chăn nuôi gia súc, gia cầm phải có chuồng trại hợp vệ sinh”-ông Dũng thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.