Ia Grai:

Dự án sắp xếp, ổn định dân cư-“Điểm tựa” giúp người dân ổn định cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Việc triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là điểm tựa giúp người dân làng Yom (xã Ia Khai) và khu vực biên giới xã Ia O ổn định cuộc sống.

Tháng 3-2023, UBND huyện Ia Grai đã có Quyết định số 175/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư khu vực biên giới Ia O, với tổng kinh phí hơn 45 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ 2023-2025. Dự án án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư khu vực biên giới Ia O được triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục gồm: xây dựng điểm chính Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân; Trường THCS Chu Văn An; Trường Mầm non 2-9; các hạng mục công trình giao thông từ làng O đi làng Cúc dài 3,6km; sửa chữa đường giao thông từ quốc lộ 14C đến đường tuần tra biên giới đi qua làng Bi và làng Kloong dài 5 km.

Đường giao thông từ quốc lộ 14C đến đường tuần tra biên giới đi qua làng Bi và làng Kloong đã xuống cấp gây khó khăn cho người dân đi lại. Ảnh: Lê Nam

Đường giao thông từ quốc lộ 14C đến đường tuần tra biên giới đi qua làng Bi và làng Kloong đã xuống cấp gây khó khăn cho người dân đi lại. Ảnh: Lê Nam

Ông Puih Hinh (người dân làng Bi)-phấn khởi nói: “Con đường chính từ làng Bi đi qua làng Kloong và đến trung tâm xã được làm từ lâu rồi nên đã xuống cấp, khiến người dân đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Nay được sự quan tâm của Nhà nước đầu tư sửa chữa lại mặt đường và có hệ thống mương thoát nước giúp người dân đi lại thuận tiện bà con rất mừng”. Còn ông Rơ Mah Pên-Trưởng thôn Bi-cho hay: “Thời gian qua, làng Bi được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu từ điện, đường, trường học, nhà văn hóa. Đến nay cơ bản các tuyến đường trong làng đã được bê tông hóa, giúp người dân đi lại thuận tiện, ổn định cuộc sống để phát triển kinh tế gia đình”.

Từ nguồn vốn dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư đường giao thông từ quốc lộ 14C đến đường tuần tra biên giới đi qua làng Bi và làng Kloong (xã Ia O) đang được triển khai sửa chữa. Ảnh: Lê Nam

Từ nguồn vốn dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư đường giao thông từ quốc lộ 14C đến đường tuần tra biên giới đi qua làng Bi và làng Kloong (xã Ia O) đang được triển khai sửa chữa. Ảnh: Lê Nam

Ông Siu Nghiệp-Chủ tịch UBND xã Ia O-cho hay: Thời gian qua, từ nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xã Ia O đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. Hiện nay, về cơ bản, hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã được cứng hóa, bê tông và nhựa hóa. Các trường học, nhà văn hóa, trạm y tế đã được đầu tư đáp ứng nhu cầu của người dân.

“Việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đã tạo điều kiện cho người dân ổn định nơi ở, có điều kiện phát triển sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn xã biên giới. Đến nay, xã có 7/9 làng đạt chuẩn nông thôn mới trong đồng bào DTTS”-Chủ tịch UBND xã Ia O thông tin thêm.

Nhà văn hóa làng Yom đang được xây dựng từ nguồn vốn Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Yom (xã Ia Khai). Ảnh: Lê Nam

Nhà văn hóa làng Yom đang được xây dựng từ nguồn vốn Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Yom (xã Ia Khai). Ảnh: Lê Nam

Ông Huỳnh Thế Phong-Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ia Grai-cho biết: “Sau khi được UBND huyện phê duyệt dự án và giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư, chúng tôi đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất phục vụ các dự án. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình. Đến nay, dự án sắp xếp bố trí ổn định dân cư tại xã Ia O và làng Yom (Ia Khai) đạt tiến độ khối lượng khoảng 50%”.

Đến tháng 8-2023, UBND huyện Ia Grai tiếp tục có Quyết định số 580/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Yom (xã Ia Khai), với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án 2023-2025. Dự án gồm các hạng mục như: Nhà văn hóa làng Yom, Trường mẫu giáo 10-3, Điểm trường làng Yom (Trường THCS Hoàng Hoa Thám). Ngoài ra, đầu tư các trục đường chính và 5 đường nhánh với tổng chiều dài 4,36 km. Ông Rơ Chăm Huynh-Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng thôn Yom-cho hay: “Khi có dự án đầu tư của Nhà nước, Ban nhân dân thôn và Mặt trận, các đoàn thể đã phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, tháo dỡ hàng rào, vật kiến trúc trên đất để tạo điều kiện cho triển khai dự án. Hiện nay, các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công nhà văn hóa của làng, Trường mẫu giáo. Riêng đối với các tuyến đường giao thông đang hoàn thiện hệ thống mương thoát nước”.

Từ nguồn vốn Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, điểm trường làng Yom (Trường THCS Hoàng Hoa Thám) đang dần hoàn thiện để đưa vào sử dụng trong năm học 2024-2025. Ảnh: Lê Nam

Từ nguồn vốn Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, điểm trường làng Yom (Trường THCS Hoàng Hoa Thám) đang dần hoàn thiện để đưa vào sử dụng trong năm học 2024-2025. Ảnh: Lê Nam

Bà Nguyễn Mai Lương-Chủ tịch UBND xã Ia Khai-cho biết: Xã Ia Khai có 6 thôn, làng, trong đó làng Yom là làng đặc biệt khó khăn. Làng Yom có 183 hộ, chủ yếu là người dân tộc Jrai sinh sống. Từ năm 2022 đến nay, từ các nguồn vốn của Nhà nước, vốn tài trợ của doanh nghiệp, đơn vị tài trợ đã hỗ trợ khoan 2 giếng khoan; hỗ trợ sinh kế giống bò với tổng kinh phí 181 triệu đồng, hỗ trợ cây giống cao su cho người dân với tổng kinh phí 70 triệu đồng; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 12 hộ; hỗ trợ xây nhà cho 5 hộ nghèo…

“Với sự đầu tư này sẽ giúp cho hệ thống cơ sở hạ tầng của làng Yom khang trang hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương. Đồng thời, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, an tâm phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo”-bà Lương chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.