Quan tâm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng sâu vùng xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn về việc tăng cường hỗ trợ đời sống người dân tộc thiểu số (DTTS) thoát nghèo trên địa bàn.

Theo đó, triển khai kiến nghị của HĐND tỉnh qua khảo sát tại Báo cáo số 106/BC-BDT 26-1-2024 về tình hình đời sống của người DTTS thoát nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn giai đoạn 2019-2022; UBND đề nghị Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp thường xuyên rà soát, tổng kết, đánh giá các mô hình giảm nghèo bền vững, kịp thời phát hiện, tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng cách làm hay, mô hình hiệu quả, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng; các hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo tích cực lao động, sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho chính mình và cho các hộ nghèo, cộng đồng dân cư trên địa bàn để kịp thời đề xuất biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác giảm nghèo.

Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị bằng các nguồn lực sẵn có và lồng ghép với các chương trình, tiếp tục quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối. Ảnh: Phương Vi

Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị bằng các nguồn lực sẵn có và lồng ghép với các chương trình, tiếp tục quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối. Ảnh: Phương Vi

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan truyên truyền đẩy mạnh thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ viễn thông, nhất là đối với các hộ nghèo DTTS, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Ban Dân tộc thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện các Chương trình, góp phần hỗ trợ người đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững.

Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai có hiệu quả các chính sách thu hút, khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ mới thoát nghèo người DTTS. Ưu tiên thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp cho hộ mới thoát nghèo người DTTS. Bằng các nguồn lực sẵn có và lồng ghép với các chương trình, tiếp tục quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối. Tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về giảm nghèo đa chiều, về mục tiêu giảm nghèo bền vững với phương pháp, cách làm phù hợp, tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng. Phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí, nhất là vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân cư, các gương làm kinh tế giỏi nhằm tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức của hộ nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Đồng thời, phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân phụ trách công tác giảm nghèo đến thôn, làng. Lấy mức độ hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu chính quyền, cơ quan, đơn vị. Hướng dẫn các xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi tiêu biểu; khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo và thôn, làng đặc biệt khó khăn; vận động các hộ khá giúp đỡ hộ nghèo.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về các hộ thoát nghèo người DTTS, tăng cường cung cấp thông tin, kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hóa... Thực hiện tốt công tác rà soát hộ thoát nghèo hàng năm theo quy định của Chính phủ; thực hiện phương pháp quản lý hồ sơ hộ thoát nghèo hợp lý, khoa học làm cơ sở đề xuất các giải pháp hỗ trợ phù hợp theo từng nhóm, từng khu vực.

Riêng đối với xã Kon Pne (huyện Kbang), UBND tỉnh giao UBND huyện Kbang tham mưu, có kế hoạch triển khai thực hiện các kiến nghị của HĐND tỉnh sau giám sát tại Báo cáo số 106/BC-BDT ngày 26-1-2024.

Có thể bạn quan tâm

Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Liên quan đến những thiệt hại tại Thái Lan do ảnh hưởng của trận động đất tại Myanmar, thông báo chiều 28/3, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai cho biết đã có ít nhất 3 công nhân thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà cao 30 tầng đang được xây dựng ở Thủ đô Bangkok.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

(GLO)- “Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Rơ Lan Xíu còn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao và luôn được cộng đồng tin tưởng, tín nhiệm”- Đó là nhận xét của ông Puih Dinh- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) về Trưởng ban Công tác mặt trận làng Nú.