Vọng âm mùa hạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tôi ngẩng nhìn lên những vòm cây và nhận ra bầy ve sầu đang say sưa trong bản hòa ca mùa hạ.

Đôi khi, tôi thấy mình tựa cơn gió lạc giữa phố thị, giấc mơ đêm thi thoảng vẫn trôi về miền cố xứ xa xôi. Tiếng chim của buổi hoàng hôn dọc triền sông ngập nắng vang lên quanh tôi, đánh thức bao mùa hạ cũ. Nghe đằm dịu cõi lòng những bổng trầm thao thiết, bắt đầu từ vành nôi quê nhà bời bời nỗi niềm bể dâu.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những mùa hạ của tôi ngày ấy luôn rộn rã tiếng chim ngân nga giữa đồng quê xanh rì. Một vùng trời gió lộng thênh thang, mở ra bao cánh cửa cao rộng trong tâm hồn thơ trẻ. Tôi chạy dọc đồng đất mùa khô lưa thưa gốc rạ, rót đầy tâm trí bằng tiếng hót của muôn loài chim đã chọn náu mình ở chốn quê hồn hậu, giữa chặng dài mải miết thiên di. Và trong khoảng trời khoáng đạt ấy, tiếng chim cuốc tha thiết vọng lên mỗi buổi chiều tàn như một điệp khúc của ký ức, khiến nỗi nhớ không rõ hình hài cứ dâng đầy khôn nguôi.

Giấu mình trong những rặng tre già bóng thẳm, những hàng cây luống tuổi ven sông, tiếng chim cứ mê mải buông vào hoàng hôn tiếng gọi bầy khắc khoải. Tôi tha thẩn quanh bến cũ lác đác hoa rụng, nhìn nắng chiều dát vàng mặt sông tựa muôn vệt sao trời bị bỏ quên từ đêm hôm trước. Tôi ngồi đợi mẹ đi làm về.

Nhiều năm đã trôi qua, nhưng tiếng chim của ngày ấy đôi lúc lại đưa tôi về một miền dư ba nao lòng. “Cuốc, cuốc, cuốc…”, những vọng âm chiều mùa hạ xưa cũ cứ vang lên không dứt trong tôi. Thanh âm ấy đã lặng thầm bồi vào hồn tôi nỗi nhớ thương quê nhà, đậm sâu và thấm thía, nhắc nhớ tôi rằng dẫu có muôn dặm cách xa hay thành bại phương nào, quay đầu lại vẫn là bóng hình quê hương.

Và sau tất cả vẫn luôn là đôi mắt nhòa đỏ tựa ráng chiều của mẹ. Mỗi bận tiễn tôi lên chuyến tàu rời quê, mẹ ở lại cùng những vết chân chim cứ lặng lẽ in hằn bao tàn tích tháng năm.

Tôi đã đi qua bao buổi chiều trước ngày phải xa mẹ vào lại thị thành. Tôi đã ngồi lại bên sông bao lần lặng im nghe nỗi buồn cất tiếng. Muốn thật thà kể cùng sông những câu chuyện canh cánh riêng tư, để thấy đời mình tựa một nhánh sông nhỏ bé khiêm nhường, dẫu có đổi hướng chuyển dòng bao bận vẫn xuôi về dòng sông mẹ mênh mông.

Có chuyến tàu nào đợi mong hơn chuyến tàu vượt gió bụi dặm trường đưa tôi về với mẹ. Tôi đứng lặng trước những nếp nhà đã bắt đầu sáng đèn trong bóng chạng vạng, nhận ra mình dẫu có lớn khôn thế nào vẫn như trẻ nhỏ thèm nghe tiếng mẹ gọi về ăn bữa cơm chiều.

Thời gian tựa bóng câu qua thềm, tôi trân quý từng mảnh ký ức xanh nguyên. Những mùa hạ cũ chân phương ấy, xin giữ hộ tôi tiếng chim ngày xưa như một vọng âm của nguồn cội nghĩa tình.

Có thể bạn quan tâm

Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.