Ngóng mẹ đi chợ về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.

Thường trước khi đi chợ là mẹ phải dặn các con ở nhà chơi với nhau thật ngoan, khi về mẹ sẽ mua quà. Cái từ ngoan mọi ngày chẳng phát huy tác dụng mấy với đám trẻ hay so đo, chành chọe nhau. Nhưng vào cái hôm mẹ đi chợ thì chị em tự khắc biết bảo ban nhau.

Sau khi khuất bóng mẹ ở cuối dốc, mấy chị em lút cút kéo nhau chạy về nhà. Giờ thì chị Hai đã đầy đủ uy quyền để chia việc cho từng đứa em, đứa quét nhà, đứa nhóm bếp, đứa hái rau, còn chị giặt đồ với thằng út ngồi kế bên nghịch nước.

Ảnh minh họa, nguồn internet

Ảnh minh họa, nguồn internet

Mọi khi đứa quét nhà thường chểnh mảng, quét dăm ba nhát chổi đã bảo xong rồi chạy đi chơi nhưng nay cũng chăm chỉ hơn. Đứa nhóm lửa thì cẩn thận hơn vì củi lửa mà, dễ cháy lan. Nhất là cái bếp ngày nhỏ làm tạm bằng tranh tre, gỗ nứa, có gì làm nấy, miễn có cái chỗ để nấu ăn là được. Chưa kể là trong bếp luôn phải chất đầy củi; củi khô thì để tránh xa bếp lửa một chút, còn củi tươi thì cứ dựng để hong xung quanh bếp, không để ý là rất dễ bén lửa cháy hết. Thế nên, việc bếp núc vẫn phải chọn đứa cẩn thận, với lại chị Hai giặt xong đồ là vào phụ nấu ăn.

Lúc chị Hai vào bếp nấu ăn thì hai đứa phơi đồ, một đứa phụ bếp để chị sai vặt. Làm nhanh nhanh chóng chóng và nhịp nhàng để trước khi mẹ đi chợ về là nhà cửa đã tươm tất, mọi công việc cũng đâu vào đấy hết cả. Đến khi nhận được cái gật đầu của chị Hai thì tất cả mới được ù té chạy lên gốc cây to đầu đường để đợi mẹ đi chợ về.

Cái dáng của các bà mẹ trong xóm thì lũ trẻ đều đã thuộc lòng nên chẳng bao giờ nhận nhầm người. Có điều, trong xóm có mẹ và cô Tiễu dáng hao hao giống nhau. Cô Tiễu có dáng người cao cao, dong dỏng, đến cả chiếc nón lá và mái tóc dài đều giống mẹ. Nhưng mẹ thì không biết đi xe nên luôn đi bộ, còn cô Tiễu biết đi xe đạp và có cái làn bằng nhựa thường treo một bên xe.

Mỗi lần đi chợ là mẹ thường mua đồ ăn cho nhiều ngày; cộng với việc nhà đông con nên lần nào đi chợ, chiếc túi của mẹ cũng nặng trĩu. Nếu gặp người quen đi xe đạp cùng đường thì mẹ nhờ được họ một đoạn. Còn không thì mẹ cứ thế xách cái túi căng phồng, nặng trĩu đi bộ cả đoạn đường xa để về nhà.

Đám con đợi sẵn từ trên dốc, nơi có bóng cây mát rượi. Hễ thấy bóng mẹ là vui mừng hét lên rồi cứ thế mà chạy ùa đến bên mẹ. Mỗi đứa một tay, xúm vào giúp mẹ. Hai đứa xách hai bên cái giỏ, vừa đi vừa ngó xem mẹ mua những gì, có bánh quà cho mấy chị em không. Mẹ biết vậy, chỉ cười vui.

Về đến nhà, chị Hai vội chạy vào lấy cho mẹ ly nước chè xanh đã được rót sẵn để nguội, mặc cho các em lục tìm quà bánh. Lần nào cũng vậy, mẹ luôn để dành khúc mía, cái bánh đa, miếng đường đen hay vài chiếc kẹo cau cứng rắc gói trong tờ giấy nâu sạch sẽ để gọn một góc trong cái làn. Lấy được quà rồi thì chúng tôi chẳng đứa nào để ý đến việc soạn rau củ, đồ ăn giúp mẹ nữa mà cứ hau háu nhìn phần quà đợi mẹ rửa tay rồi chia; chỉ có chị Hai vẫn bận rộn giúp mẹ.

Đến lúc mẹ chia quà xong thì chị Hai mới ngừng tay nhận quà. Thằng út tham ăn nên vèo cái đã ăn hết phần của mình và lại mè nheo đòi thêm phần của chị. Chị Hai bao giờ cũng có tính nhường nhịn các em nên sẵn sàng để cho út cấu véo phần quà ít xỉn của mình.

Những phần quà bánh của tuổi thơ mà chúng tôi được ăn đều chẳng thể so sánh được với thức quà từ những buổi đợi mẹ đi chợ về. Vì những khi ấy đâu chỉ là chút quà bánh nhỏ, mà còn là sự chờ mong, đón đợi và yêu thương vô bờ bến của những đứa trẻ dành cho mẹ. Còn mẹ thì chỉ cần thấy những cái bóng nhỏ lũn cũn chạy ra đón mình là bao mệt nhọc cũng đã tan biến trong những ríu ran, vui vẻ của đàn con.

Có thể bạn quan tâm

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.
Thân thương quà tặng

Thân thương quà tặng

(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!
Gác bếp ngày mưa

Gác bếp ngày mưa

Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván.
Sự chân thành

Sự chân thành

(GLO)- Sau khi bố mất, bạn tôi đưa mẹ lên thành phố sống cùng. Vì vốn quen với cuộc sống nông thôn, với anh em, hàng xóm láng giềng ở quê nên bà thường bảo buồn, muốn về nhà. Con cái động viên kiểu gì bà cũng không chịu ở.

Hoàng hôn Tây Nguyên

Hoàng hôn Tây Nguyên

(GLO)- “Người đã hẹn đi về phía núi/để thấy hàng thông châm lá vào chiều/khi nỗi nhớ gối lên hoàng hôn ngủ/ta thành ngọn đá chờ trông”. Văng vẳng bên tai mấy câu thơ trong bài “Đá núi” của tác giả Lữ Hồng, khi tôi đang lặng người ngắm hoàng hôn buông nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Trốn tìm

Trốn tìm

(GLO)- Cách đây vài chục năm, quê tôi chưa có điện đường. Điện thắp trong nhà cũng chỉ là những bóng đèn sợi tóc với ánh sáng tù mù, yếu ớt. Tối tối, lũ trẻ con chúng tôi thường rủ nhau chơi trốn tìm.
Căn bếp ngày xưa

Căn bếp ngày xưa

(GLO)- Con trai tôi từ nhà hàng xóm trở về với khuôn mặt đầy nhọ. Thằng bé nhoẻn miệng cười tươi, trên tay là củ khoai lang nướng. Con đưa tay quệt ngang trán, lớp nhọ trộn lẫn với mồ hôi khiến mặt càng thêm nhem nhuốc. Chỉ bấy nhiêu thôi mà lòng tôi lại rộn lên bao xúc cảm.

Chiếc đèn bão

Chiếc đèn bão

(GLO)- Mấy hôm nay, trời mưa dầm dề khiến tôi lại nhớ tới chiếc đèn bão. Mẹ tôi nói, chiếc đèn này có mặt trong gia đình trước lúc tôi chào đời. Sở dĩ người ta gọi là đèn bão vì nó có khả năng chịu gió bão rất tốt.
Tình bạn

Tình bạn

(GLO)- Tôi có một ông bạn đã quá cố. Khi còn sống, cuộc sống gia đình ông không mấy hạnh phúc. Bù lại, ông có rất nhiều bạn.

“Như vị muối chung lòng biển mặn”

“Như vị muối chung lòng biển mặn”

(GLO)- Nhiều lần, tôi thử đứng trước những cánh đồng muối để tìm cho được vẻ đẹp lấp lánh trong những câu chuyện về đời muối. Những hạt muối đi vào đời sống, nếp nghĩ của bao người và chứa đựng cả một đại dương yêu thương.