Thân thương quà tặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.

Việc trao tặng những món quà, cho nhau những vật kỷ niệm từ ngày xưa là cách để người ta thể hiện tình cảm và sự trân trọng dành cho nhau. Người ở quê gửi cho người thân ở xa hoặc khách quý tới thăm vài ba bó rau tươi, ít trái cây vừa thu hái hay chục quả trứng gà.

Có những khi, nhà có khách đến bất ngờ không kịp chuẩn bị, nhiều người cũng cố tìm những gì tươi ngon nhất đang có trong nhà để làm quà. Những món quà quê không cầu kỳ, không được gói ghém đẹp mắt nhưng lại thắm đượm biết bao tình làng nghĩa xóm, tình bà con thân tộc.

Ảnh minh họa (nguồn internet).

Ảnh minh họa (nguồn internet).

Ngày tôi còn nhỏ, việc giao thương, đi lại còn nhiều khó khăn vì đường sá chưa được mở rộng, xe cộ thiếu thốn. Mỗi lần về quê hay bà con ở quê lên thăm, gia đình tôi thường nhận được những món quà chan chứa nghĩa tình. Đó là những gói đường mía được làm thủ công, chùm quả dừa hái từ khu vườn xanh mướt ở quê nhà. Có cả bao trái chà là được hái từ ngọn núi Nhiệm gần làng. Còn quà tôi gửi về quê cho bà con là những loại trái cây phong phú của miền Tây Nguyên, cũng có thể là nếp, là gạo, là gà, là trứng…

Quà quê cũng như người quê, đầy ắp ân tình. Những món quà tuy nhỏ mà chứa đầy tình cảm khiến người cho và người nhận thêm gắn kết. Giờ đây cũng vậy, tuy hàng hóa lưu thông dễ dàng, ở đâu cũng có thể mua được những thứ mình thích, nhưng túi bánh bột lọc Quảng Trị, ràng bánh tráng nước dừa Tam Quan nhận được từ quê hương luôn đem đến cho tôi xúc cảm ngọt ngào.

Cùng với sự phát triển mọi mặt của cuộc sống, mỗi người có cơ hội được đi đây đi đó nhiều hơn, có thể chiêm ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản của một vùng đất khác và mua món quà lưu niệm đem về tặng gia đình, bạn bè. Những món quà như chiếc mũ, chiếc áo, chiếc móc khóa gắn với điểm du lịch được nhiều người chọn để làm quà lưu niệm sau những chuyến đi. Những món quà ấy tuy giá trị về vật chất không lớn, cũng có thể bị cũ đi sau một thời gian sử dụng, nhưng người nhận chắc chắn sẽ trân trọng tình cảm mà người tặng gửi gắm.

Chúng ta thường nghe câu “Của một đồng, công một lượng”, quà quý cốt ở tấm lòng, ở những yêu thương chứa đựng. Cuộc sống ổn định hơn cho phép người ta thể hiện tình cảm với gia đình, người thân, bạn bè một cách thiết thực hơn qua những món quà. Vào những dịp đặc biệt, ngoài bó hoa, lời chúc, thì tùy khả năng của mình, ta cũng chọn cho những người yêu thương của mình món quà phù hợp. Quà bánh cho trẻ, thuốc men, áo ấm cho người già là truyền thống kính già yêu trẻ bao đời vẫn luôn được mỗi cá nhân gìn giữ và phát huy.

Có những món quà được giữ lại, bền lâu, song hành với thời gian, trở thành kỷ vật trân quý. Cũng có món quà không thể đi theo người nhận cùng năm tháng nhưng trong ký ức, chắc hẳn những ân tình đẹp đẽ không dễ mờ phai

. Là giáo viên, được xã hội ưu tiên có một ngày kỷ niệm của nghề nên chúng tôi cũng thường được tặng quà. Có món quà đầy ắp tình thương và sự trân trọng khiến người nhận thêm yêu nghề và thấy mình cần cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với những yêu thương đó. Tôi còn giữ quyển sổ nhỏ là quà tặng của các em học sinh năm đầu tiên đi dạy. Món quà nhỏ đơn sơ được các em tự mua, tự tìm đến nhà cô rồi rụt rè trao cho tôi với tất cả sự ngượng ngùng dễ thương.

Các em học sinh quê tôi ngày đó còn khó khăn lắm, cha mẹ suốt ngày bận rộn với ruộng vườn. Món quà là một sự trân trọng và yêu thương mà các em dành cho cô giáo. Những tình cảm ấy còn mãi trong tôi, dù bao năm đã qua, tôi đã đi hết cuộc đời cầm phấn với bao vui buồn và nhiều kỷ niệm.

Trong chiếc tủ sách của tôi có một ngăn dành lưu giữ quà tặng. Thỉnh thoảng, tôi dọn dẹp lại ngăn tủ, lật giở từng trang sách đã phai màu giấy, đọc những lời đề tặng viết bằng nét bút học trò vụng về, ngây thơ mà đong đầy tình cảm.

Những tấm thiệp nhỏ với bao cảm xúc yêu thương, bó hoa được làm thủ công tỉ mỉ, công phu. Những món quà tặng đượm màu thời gian ấy như mở ra cho tôi từng trang kỷ niệm đã đi qua trong cuộc đời.

Tặng quà là một nét đẹp trong văn hóa giao tiếp. “Của cho không bằng cách cho” và trên hết là tình cảm chân thành được thể hiện. Quà tặng là một cách để thể hiện lòng biết ơn. Thật đẹp biết bao khi người bệnh sau khi được cứu chữa có món quà nhỏ và lời cảm ơn gửi tới bác sĩ. Người thầy giáo già chắc chắn cũng sẽ rất vui khi học trò cũ đến thăm và đó là món quà quý nhất mà người thầy mong chờ.

Những món quà là sự kết nối yêu thương để cuộc sống thêm đẹp hơn với tình người lan tỏa.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Thương hoài bếp lửa

Thương hoài bếp lửa

(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.